Dữ liệu lạm phát sẽ khiến Ngân hàng Anh phải nghĩ đến lãi suất âm?

Dữ liệu lạm phát sẽ khiến Ngân hàng Anh phải nghĩ đến lãi suất âm?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:22 18/01/2021

Nền kinh tế Vương quốc Anh có nguy cơ bước vào một cuộc suy thoái kép và lạm phát vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Anh, gây sức ép lên quan điểm của một số nhà đầu tư rằng lãi suất âm là không cần thiết.

Các nhà đầu tư đang đặt cược rằng BOE sẽ không phản ứng với tình trạng kinh tế ảm đạm bằng cách đẩy lãi suất xuống dưới 0, vị thế đặt cược trên thị trường lãi suất cho thấy. Đối với phần lớn thời gian của năm 2020, thị trường đã đựat cược vào khả năng cắt giảm lãi suất vào vùng tiêu cực trong 2 năm tới, cho đến khi sự xuất hiện của vắc-xin Covid-19 thúc đẩy kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, bức tranh giờ đây trở nên ảm đạm hơn, sau khi dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia vào thứ Sáu cho thấy sự thu hẹp hoạt động kinh tế trong tháng 11, lần đầu tiên trong 6 tháng. Con số lạm phát trong tháng 12, được công bố vào thứ Tư, sẽ rất quan trọng trong việc hình thành kỳ vọng của các nhà đầu tư về động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương Anh.

“Xác suất cắt giảm lãi suất đang tăng lên,” Robert Wood, nhà kinh tế học người Anh tại Bank of America, cho biết. “Số liệu lạm phát cho thấy cần phải có nhiều biện pháp kích thích tài khóa hơn.”

Các nhà phân tích tại RBC nói rằng ngân hàng trung ương này có thể đẩy lãi suất từ ​​0.1% xuống -0.15% tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 2.

Các nhà hoạch định chính sách cũng đang gửi tín hiệu rằng việc cắt giảm lãi suất vẫn là một lựa chọn cho BOE. Silvana Tenreyro, một thành viên bên ngoài của ủy ban chính sách tiền tệ của BoE, cho biết vào tuần trước rằng có khả năng nền kinh tế sẽ cần được hỗ trợ thêm, trong trường hợp đó “việc có lãi suất âm trong bộ công cụ của chúng tôi sẽ là rất quan trọng”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nợ công tăng cao, nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu rút lui

Thị trường trái phiếu toàn cầu đang rơi vào trạng thái căng thẳng khi các nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với việc chính phủ các nước liên tục vay nợ. Lợi suất trái phiếu tăng mạnh, đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và đòi hỏi mức lợi nhuận cao hơn. Trong bối cảnh này, các chính phủ từ Mỹ, Anh đến Nhật Bản đều đang phải điều chỉnh chiến lược để tránh những biến động ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường tài chính.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự gia tăng lợi suất trái phiếu dài hạn của Nhật Bản đang lan tỏa khắp toàn cầu

Sự tăng mạnh lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn tại Nhật Bản đang tạo ra những tác động lan tỏa không chỉ trong nước mà còn ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. Là nền kinh tế lớn với thị trường trái phiếu khổng lồ và nợ công cao nhất thế giới, biến động ở Nhật không chỉ đơn thuần là câu chuyện nội bộ mà còn có thể khiến chi phí vay mượn của nhiều quốc gia khác tăng theo, đặt ra những thách thức lớn cho các nhà đầu tư và chính phủ toàn cầu.
Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.