Định vị những điểm nóng của thị trường ngoại hối đầu năm 2021

Định vị những điểm nóng của thị trường ngoại hối đầu năm 2021

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

17:43 04/01/2021

Đâu sẽ là những vấn đề trọng yếu các nhà đầu tư cần lưu tâm trong những ngày đầu tiên của năm mới?

Năm 2021 đã bắt đầu theo một cách không hề yên ả. Bên cạnh dấu mốc mới trong quan hệ thương mại giữa Anh và EU, làn sóng Covid-19 cũng đã bùng phát trở lại trên toàn Châu Âu. Điều này phần nào đã đem tới những lo lắng nhất định đối thị trường tài chính. Trong bầu không khí mịt mù đó, chúng tôi sẽ đưa ra cái nhìn chi tiết về những vấn đề thực sự đáng lưu tâm đối với các nhà đầu tư trong những ngày đầu năm nới:

Những vấn đề không đáng lưu tâm

Bầu cử Tổng thống Mỹ

Đã có thông tin về một số Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa từ chối thừa nhận chiến thắng của Joe Biden gây ồn ào trên trang mạng Twitter, tuy vậy những thông tin trên khó có thể tác động tới thị trường tài chính cũng như ảnh hưởng tới tâm lý của số đông các nhà đầu tư. Mặc dù, vẫn còn những khúc mắc khi Thượng nghị sỹ Cộng hòa Ted Cruz đề xuất trì hoãn việc bỏ phiếu tán thành chiến thắng của ông Biden thêm 10 ngày do những cáo buộc về gian lận, chúng tôi cho rằng động thái trên sẽ không đi tới đâu. Lý do đó là những cáo buộc trên là không có căn cứ rõ ràng, và Tòa án Mỹ cũng đã bác bỏ khoảng 60 cáo buộc liên quan tới chiến thắng của ông Biden trong thời gian qua. Ngoài ra, việc trì hoãn sẽ cần phải được bỏ phiếu tại Thượng viện trong khi phần lớn các nghị sỹ đảng Dân chủ và một số của đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ không tán thành điều này. 

Do đó, chúng tôi hoàn toàn kỳ vọng rằng Thượng viện sẽ tán thành cho Joe Biden vào ngày 06/01 và chính thức trở thành Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20/01. Đó có thể sẽ là thời khắc quan trọng đối với thị trường tài chính khi chấm dứt một giai đoạn đầy biến động gây ra bởi những dòng Tweet "ngẫu hứng" của ông Trump. Chúng tôi cũng cho rằng nhu cầu trú ẩn đối với đồng đô-la sẽ chưa thể quay trở lại trong tương lai gần, và mặc dù đang rơi vào tình trạng quá bán, chúng tôi vẫn kỳ vọng rằng đồng bạc xanh vẫn còn dư địa để tiếp tục suy yếu trong Quý I/2021 khi chỉ số DXY hiện đã phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng 90.

Sự gia tăng trở lại của lãi suất

Đã có những lo ngại về việc lãi suất có thể tăng trở lại khi quy mô nợ tại các nước phát triển ngày một phình to trong nỗ lực cứu trợ nền kinh tế trong cơn khủng hoảng. Tuy vậy, theo nhận định của chúng tôi đây có lẽ sẽ là vấn đề dành cho năm 2022. Chúng ta đã trải qua một thập kỷ với mặt bằng lãi suất ở mức thấp kỷ lục và tình hình hiện tại của nền kinh tế thế giới thậm chí còn khó khăn hơn so với cuộc khủng hoảng 2008. Quá trình phục hồi sẽ cần nhiều thời gian hơn và rủi ro khủng hoảng quay trở lại vào đầu năm 2021 vẫn còn hiện hữu với sự biến đổi của virus. Những điều trên sẽ giữ cho lãi suất duy trì ở mức thấp trong dài hạn.

Phần lớn thị trường tài chính đều đang kỳ vọng lãi suất duy trì ở mức đáy và chính sách tài khóa tiếp tục nới lỏng trong thời gian tới. Điều này lý giải tại sao chứng khoán Mỹ kết thúc năm 2020 ở đỉnh cao mới và giá Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 30,000 USD. Có thể vẫn còn quá sớm để kỳ vọng mức giá 100,000 USD đối với Bitcoin vào cuối năm 2021, tuy nhiên chúng tôi cho rằng mức giá 50,000 là hoàn toàn có thể đạt được cho tới mùa hè sắp tới, đặc biệt nếu như tình hình dịch bệnh trở nên ngày một xấu đi.

Các dữ liệu kinh tế

Đây cũng sẽ là vấn đề không quá đáng lưu tâm ít nhất trong ngắn hạn. Tuần này sẽ bắt đầu với một loạt các dữ liệu kinh tế từ khu vực Châu Á. Chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 12 công bố ở mức 53, giảm nhẹ so với tháng 11 ở mức 54,9. Trong khi đó, báo cáo PMI của Mỹ được kỳ vọng sẽ cho thấy sự gia tăng của số lượng đơn hàng mới. Số liệu doanh số bán lẻ của khu vực EU dự báo sẽ kém khả quan do các biện pháp phong tỏa gia tăng trong tháng 12. Đối với báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, số lượng việc làm được kỳ vọng tăng 100K trong tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 6,8%. Tuy vậy, bức tranh xấu hơn của thị trường lao động sẽ càng khiến Fed có thêm động lực để giữ lãi suất ở mức đáy. Đây sẽ là tin tốt dành cho các tài sản rủi ro khi các nhà đầu tư vẫn đang ưu tiên các mức lợi suất cao.

Những vấn đề cần quan tâm:

Dịch bệnh Covid-19

Rủi ro về sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh lần thứ 2 hiện vẫn đang đeo bám nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt với sự xuất hiện của biến thể virus mới với khả năng lây lan mạnh mẽ hơn. Mặc dù tâm lý lạc quan vẫn đang bao phủ thị trường, nếu như dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại cùng với tỷ lệ tử vong tăng lên ở những người có độ tuổi trẻ hơn, có thể sẽ khiến tâm lý e ngại rủi ro quay trở lại trên diện rộng. Điều này có thể thúc đẩy giá vàng leo lên mức đỉnh cao mới. Diễn biến của giá vàng sẽ rất đáng chú ý trong tháng 1 này với kỳ vọng kim loại này sẽ tiếp tục nối dài đà tăng giá trong tháng 12. 

Đồng Bảng Anh

Mặc dù chúng tôi cho rằng tỷ giá GBP/USD vẫn đang trên con đường hướng tới mốc 1,4 nhờ những thông tin tích cực từ Brexit, sức hút của đồng Bảng Anh có thể sẽ phai nhạt dần nếu như tỷ lệ lây nhiễm của Anh tiếp tục tăng lên bất chấp các biện pháp phong tỏa của Chính phủ và quá trình triển khai vắc-xin bị trì hoãn. Chặng đường mới mốc 1,4 vẫn còn ở khá xa và cặp tiền này dường như đang rơi vào tình trạng quá mua. Do vậy, trừ khi nước Anh có thể kiểm soát dịch bệnh thành công, nếu không đà tăng của đồng Bảng Anh có thể sẽ chững lại vào nửa sau của tháng và mức 1,4 có thể sẽ là một ngưỡng kháng cự cứng khó có thể vượt qua.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Donald Trump và Tập Cận Bình có thể gặp mặt tại châu Á vào cuối năm, đàm phán đang được xúc tiến

Các trợ lý của Donald Trump và giới chức Trung Quốc đang thảo luận về khả năng tổ chức cuộc gặp giữa Trump và Tập Cận Bình vào cuối năm, bên lề Hội nghị APEC hoặc lễ kỷ niệm Thế chiến II tại Bắc Kinh. Dù kế hoạch chưa hoàn tất, đây là tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng sau thời gian đối đầu thương mại. Mỹ đặt thời hạn 12/8 để đạt thỏa thuận thuế quan với Trung Quốc.
Mỹ nhấn mạnh chất lượng thỏa thuận thương mại trước hạn 1/8, EU và châu Á thận trọng chờ động thái mới

Mỹ nhấn mạnh chất lượng thỏa thuận thương mại trước hạn 1/8, EU và châu Á thận trọng chờ động thái mới

Chính quyền Trump tuyên bố không vội ký kết các thỏa thuận thương mại nếu chưa đạt được lợi ích tối ưu, bất chấp thời hạn ngày 1/8 đang đến gần – thời điểm các đối tác có thể đối mặt với thuế quan cao hơn nếu không đạt được đồng thuận với Mỹ. Trong khi EU chuẩn bị các biện pháp trả đũa và Nhật Bản, Ấn Độ gặp khó trong đàm phán, Washington để ngỏ khả năng đối thoại với Bắc Kinh, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chơi địa chính trị thương mại toàn cầu.
USD ổn định giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và bất ổn chính trị tại Nhật Bản

USD ổn định giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và bất ổn chính trị tại Nhật Bản

Đồng đô la duy trì trong biên độ hẹp khi giới đầu tư theo dõi tiến triển đàm phán thương mại trước hạn chót ngày 1/8, giữa lúc bất ổn chính trị tại Nhật Bản và căng thẳng thương mại Mỹ–EU gây lo ngại. Trong khi đó, đồng yên giữ phần lớn mức tăng sau bầu cử, còn đồng euro và bảng Anh giảm nhẹ khi thị trường chờ quyết định lãi suất từ ECB.
Kiềm chế nguồn thu dầu mỏ của Nga: Trump có lựa chọn hiệu quả hơn thuế quan

Kiềm chế nguồn thu dầu mỏ của Nga: Trump có lựa chọn hiệu quả hơn thuế quan

Donald Trump không cần áp thuế 100% để làm tổn hại nền kinh tế Nga. Một chiến lược khôn ngoan hơn là vận động Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ dừng nhập khẩu dầu từ Moscow, đồng thời phối hợp với các đồng minh vùng Vịnh tăng sản lượng nhằm ổn định giá toàn cầu. Kết hợp với siết chặt giá trần và trừng phạt hạm đội “tàu bóng tối” của Nga, kế hoạch này có thể khiến doanh thu dầu mỏ của Điện Kremlin sụt giảm mạnh mà không làm tổn hại lợi ích kinh tế Mỹ.
Xuất xứ hàng hóa trở thành mặt trận mới trong cuộc chiến thuế quan của Donald  Trump

Xuất xứ hàng hóa trở thành mặt trận mới trong cuộc chiến thuế quan của Donald Trump

Chính sách thuế phân tầng của chính quyền Trump đang biến câu hỏi về nguồn gốc hàng hóa thành tâm điểm mới trong thương mại toàn cầu. Hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp và hành vi chuyển tải khiến việc xác định xuất xứ trở nên rối rắm, đẩy áp lực lên các cơ quan hải quan và quan hệ thương mại quốc tế.
Khoảng trống thị trường và sức ép chính trị: Châu Á đối mặt với một ngày thứ Ba đầy thử thách tại Tokyo

Khoảng trống thị trường và sức ép chính trị: Châu Á đối mặt với một ngày thứ Ba đầy thử thách tại Tokyo

Các thị trường châu Á bước vào phiên giao dịch thứ Ba trong bầu không khí căng thẳng hơn là lạc quan. Tại Phố Wall, phần lớn đà tăng đầu phiên thứ Hai đã bị xóa sạch khi nhà đầu tư chuyển sang chốt lời và thận trọng trước lịch trình phía trước là hạn ngày 1 tháng 8 đang đến gần, cùng với đó là nguy cơ leo thang thuế quan.