Dầu nới rộng đà giảm do kế hoạch giải phóng kho dự trữ và thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen

Dầu nới rộng đà giảm do kế hoạch giải phóng kho dự trữ và thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:47 04/04/2022

Giá dầu nới rộng đà giảm vào thứ Hai khi các nhà đầu tư chú ý đến kế hoạch giải phóng nguồn cung từ kho dự trữ chiến lược từ các quốc gia tiêu thụ, trong khi một thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen có thể giúp giảm bớt lo ngại về gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.

Dầu nới rộng đà giảm do kế hoạch giải phóng kho dự trữ và thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen
Dầu nới rộng đà giảm do kế hoạch giải phóng kho dự trữ và thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen

Giá dầu Brent giao sau giảm 79 cents, tương đương 1%, xuống $104/thùng vào sáng nay trong khi dầu WTI của Mỹ ở mức $99/thùng, giảm 40 cents, tương đương 0.2%. Cả hai hợp đồng giá dầu đều trượt hơn $1 khi thị trường mở cửa vào sáng thứ Hai.

Liên hợp quốc đã làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn kéo dài hai tháng giữa liên minh do Ả Rập Xê-út dẫn đầu và nhóm Houthi liên kết với Iran lần đầu tiên trong cuộc xung đột kéo dài 7 năm. Các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Xê Út đã bị Houthis tấn công trong cuộc xung đột, làm gia tăng sự gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group cho biết: “Đây là một mối đe dọa đối với nguồn cung, và một lệnh ngừng bắn sẽ làm giảm mối đe dọa”.

Giá dầu đã giảm khoảng 13% vào tuần trước sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo rằng có tới 1 triệu thùng dầu sẽ được bán từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ (SPR) trong 6 tháng kể từ tháng 5. Ông Biden cho biết việc giải phóng kho dự trữ lần thứ 3 trong vòng 6 tháng qua sẽ đóng vai trò là cầu nối cho đến khi các nhà sản xuất trong nước có thể thúc đẩy sản lượng và đưa cung trở lại cân bằng với cầu.

Bất chấp những lời kêu gọi từ Biden đối với các công ty năng lượng của Mỹ tăng cường sản xuất, tốc độ tăng trưởng số lượng giàn khoan vẫn chậm lại do các công ty khoan tiếp tục trả lại tiền mặt cho các cổ đông do giá dầu thô tăng cao hơn là thúc đẩy sản xuất.

Những lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, vẫn tồn tại khi thành phố đông dân nhất Thượng Hải đã gia hạn phong tỏa COVID-19.

Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc dự kiến ​​lưu lượng giao thông đường bộ giảm 20% và số chuyến bay giảm 55% trong 3 ngày nghỉ lễ Thanh minh do bùng phát các ca nhiễm COVID-19 ở nước này.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 19%, đạt mức 123 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2050, với Ấn Độ và châu Phi là những khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng. Dự báo này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trước khi bắt đầu suy giảm.
Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt chỗ tại các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với đầu năm nay khi quốc gia này kết thúc mùa đông với lượng dự trữ ở mức thấp nhất trong ba năm và cấu trúc thị trường bất thường khiến việc bổ sung trở nên không có lợi nhuận.
Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

OPEC+ một lần nữa khiến thị trường dầu mỏ bất ngờ khi công bố mức tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với dự đoán cho tháng Tám. Thay vì mức tăng 411,000 thùng mỗi ngày (bpd) như giới phân tích kỳ vọng, liên minh gồm tám thành viên OPEC+ do Ả Rập Saudi và Nga dẫn đầu đã quyết định bổ sung 548,000 bpd vào tổng sản lượng trong tháng tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ