Đâu là nguyên nhân gây ra lạm phát nóng?

Đâu là nguyên nhân gây ra lạm phát nóng?

16:22 17/06/2022

Ba yếu tố đầu vào chính cho của chỉ số giá tiêu dùng là thực phẩm, năng lượng và nhà ở.

Lạm phát không chỉ xảy ra ở trạm bơm xăng và cửa hàng tạp hóa. Thực sự có hàng trăm cách chính phủ đo lường sự tăng giá.

Ba yếu tố đầu vào chính cho của chỉ số giá tiêu dùng, thước đo lạm phát phổ biến nhất, là thực phẩm, năng lượng và nhà ở.

Kết hợp lại, chúng chiếm khoảng 54% CPI. Tuy nhiên, quan trọng hơn, chúng là yếu tố đầu vào chính tạo nên nhận thức về lạm phát.

Bởi vì đi đến cửa hàng tạp hóa và đổ xăng là hoạt động mà mọi người làm rất nhiều, họ có thể nhận thấy sự biến động giá cả nhiều hơn. Điều đó đặc biệt đúng đối với giá xăng xe, mặc dù chúng thực sự chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách gia đình.

“Chúng là những thứ cơ bản,” Tom Porcelli, chuyên gia kinh tế trưởng của RBC Capital Markets tại Hoa Kỳ cho biết: “Đó là những thứ bạn phải chi tiền. Bạn phải chi tiền cho chỗ ở, thức ăn, và hầu hết chúng ta phải chi tiền cho năng lượng. Lạm phát là một thách thức lớn với chi tiêu của người tiêu dùng. ”

Nhưng khi phân tích lạm phát CPI thực sự đến từ đâu, câu trả lời phức tạp hơn.

Trên thực tế, thành phần lớn nhất là cái mà Cục Thống kê Lao động gọi là “services less energy services” (dịch vụ bỏ qua năng lượng). Hãy nghĩ đến những thứ có giá trị lớn như nơi ở nhưng cũng ít người biết đến hơn như công ty chăm sóc bãi cỏ, hóa đơn bác sĩ thú y và thuê xe hơi. Tổng cộng, nhóm này chiếm 57% CPI và đã tăng 5.2% trong 12 tháng qua.

Danh mục lớn tiếp theo, "hàng hóa trừ thực phẩm và năng lượng." Đó là đồ gia dụng, thiết bị và quần áo, và danh mục đó chiếm 21.4% chỉ số và tăng 8.5%.

Trên thực tế, bất chấp tất cả các bài báo về giá xăng, hai chỉ số nhỏ nhất trong CPI đều liên quan đến năng lượng: Hàng hóa năng lượng, chẳng hạn như dầu nhiên liệu và khí propane, chiếm 4.8%, trong khi dịch vụ năng lượng, bao gồm điện và khí đốt, đóng góp 3.4% CPI. Tuy nhiên, hai danh mục đó lần lượt tăng 50.3% và 16.2% trong năm nay.

Các nhóm chủ yếu khác là thực phẩm tại nhà tăng 11.9% và thực phẩm ngoài nhà tăng 7.4%.

Các nhà kinh tế, chẳng hạn như những người tại Cục Dự trữ Liên bang, sẽ loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng và xem xét lạm phát "lõi" để có được một bức tranh lớn hơn về lạm phát mà loại trừ giá cả nhiều biến động. Lạm phát lõi trong tháng 5 đã tăng 6% trong năm qua, trong khi lạm phát toàn phần tăng 8.6%.

Ngay cả Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Tư cũng thừa nhận rằng bây giờ có lẽ là thời điểm tốt để tập trung vào lạm phát.

Fed đang cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất, nhưng điều đó vẫn chưa hiệu quả cho đến giờ.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến phòng ngừa rủi ro ngoại hối của các công ty bảo hiểm Đài Loan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến phòng ngừa rủi ro ngoại hối của các công ty bảo hiểm Đài Loan

Hai công ty bảo hiểm lớn ở Đài Loan, Fubon Life và Taishin Life, đang áp dụng chiến lược khác nhau để đối phó với sự biến động của đồng Đài tệ, sau khi đồng tiền này mạnh lên và ảnh hưởng đến lượng trái phiếu USD mà họ nắm giữ. Fubon Life đã quyết định tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro, trong khi Taishin Life chọn không thay đổi chiến lược do chi phí tăng cao. Sự biến động này đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng duy trì mô hình kinh doanh của các công ty bảo hiểm trong bối cảnh tỷ lệ phòng ngừa rủi ro thấp.
Israel nới lỏng lệnh cấm rời khỏi Gaza sau khi Trump kêu gọi tái định cư
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Israel nới lỏng lệnh cấm rời khỏi Gaza sau khi Trump kêu gọi tái định cư

Israel đã cho phép hàng trăm người Palestine rời Gaza trong bối cảnh cuộc chiến thương mại và sau đề xuất di dời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Việc xuất cảnh tăng nhanh từ khi Mỹ đề xuất tái định cư toàn bộ cư dân Gaza, mặc dù nhiều quốc gia đã từ chối tiếp nhận. Các nỗ lực này là một phần trong chiến lược dài hạn của Israel liên quan đến kế hoạch của Trump.
Tăng cường nhập khẩu để né thuế quan - Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ lên mức cao kỷ lục
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tăng cường nhập khẩu để né thuế quan - Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ lên mức cao kỷ lục

Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 3 khi các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu hàng hóa trước các đợt thuế quan quy mô lớn của Tổng thống Donald, điều này đã kéo tổng sản phẩm quốc nội xuống mức âm trong quý đầu tiên, lần đầu tiên sau ba năm.
NZD/USD "rơi" khỏi mức cao nhất trong hơn hai tuần, trượt xuống dưới mốc 0.6000
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

NZD/USD "rơi" khỏi mức cao nhất trong hơn hai tuần, trượt xuống dưới mốc 0.6000

NZD/USD đang cố gắng tận dụng đà tăng khiêm tốn trong ngày lên mức cao nhất trong hơn hai tuần. Dữ liệu việc làm trái chiều của New Zealand và sự tăng nhẹ của USD làm lu mờ sự lạc quan về thương mại. Các nhà giao dịch hiện đang xem xét quyết định quan trọng của FOMC trước khi đặt cược theo hướng mới.
Tăng trưởng việc làm chậm lại ở New Zealand củng cố thêm kỳ vọng RBNZ cắt giảm lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng việc làm chậm lại ở New Zealand củng cố thêm kỳ vọng RBNZ cắt giảm lãi suất

Tăng trưởng việc làm của New Zealand tăng với tốc độ chậm trong quý đầu tiên với tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao khoảng 4 năm rưỡi và lạm phát tiền lương hạ nhiệt, củng cố thêm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất nhiều hơn vào cuối tháng này và trong suốt cả năm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ