Chứng khoán Hoa Kỳ sập mạnh do tâm lý sợ hãi ngày càng tăng

Chứng khoán Hoa Kỳ sập mạnh do tâm lý sợ hãi ngày càng tăng

16:41 27/02/2021

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones có một phiên cuối tuần biến động mạnh, đóng cửa ở mức gần thấp nhất trong phiên trong bối cảnh phố Wall vật lộn với lo ngại về lợi suất tăng nhanh chóng.

Kết thúc phiên giao dịch đầy biến động, chỉ số DowJones giảm 469.64 điểm (tương đương giảm 1.5%) đưa chỉ số về mức 30,932.37 điểm cho dù thị trường giao dịch trong sắc xanh trước đó.

2/11 lĩnh vực trong rổ chỉ số S&P 500 là nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính dẫn đầu giảm điểm đã gây áp lực lên chỉ số S&P 500, để kết thúc phiên chỉ số này giảm 0.5% xuống 3,811.15 điểm.

Chỉ số Nasdaq đóng cửa tăng 0.6% lên mức 13,192.34 nhờ sự hỗ trợ bởi các ông lớn Big Tech đã hồi phục sau nhịp bán tháo mạnh trong phiên liền trước, nhịp hồi phục này diễn ra trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng mạnh. Cổ phiếu Facebook, Microsoft và Amazon đều tăng hơn 1%. Chỉ số Nasdaq cũng trải qua một phiên biến động khi mức tăng cao nhất trong phiên lên tới 1.9% để rồi thu hẹp đà tăng sau đó.

Kết thúc tuần giao dịch, bộ ba chỉ số chứng khoán trên phố Wall đóng cửa giảm điểm so với tuần trước khi lo ngại về lợi suất trái phiếu chỉnh phủ Hoa Kỳ bật tăng và tâm lý lo ngại lạm phát tăng trong thời gian tới. Chỉ số DowJones, S&P 500 giảm lần lượt 1.8% và 2.5% so với tuần trước, và đây là tuần giảm giá thứ hai liên tiếp của S&P 500. Đặc biệt, hoạt động kém hiệu quả nhất trong tuần này là chỉ số Nasdaq với mức giảm 4.9% theo tuần.

Sự yếu kém lan tỏa trên phố Wall bất chấp chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cho thấy lạm phát đã giảm trong tháng 1. Chỉ số PCE, được Cục Dự trữ Liên bang theo dõi chặt chẽ, tăng 0.3% trong tháng, cao hơn một chút so với kỳ vọng 0.2% nhưng chỉ tăng 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái, ngang với ước tính của Dow Jones.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 10 điểm cơ bản xuống 1.42% vào thứ Sáu, sau khi tăng mạnh lên trên 1.6% trong phiên giao dịch thứ Năm. Cho dù khi công bố dữ liệu lạm phát, lợi suất trái phiếu kho bạc phản ứng giảm, nhưng sau đó đã tăng trở lại gây áp lực điều chỉnh lên các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán. Ngay cả khi kết thúc phiên giao dịch ở gần mức thấp nhất phiên, thị trường chứng khoán vẫn không khỏi lo ngại về việc lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao gây áp lực lên đà tăng của cổ phiếu.

Chiến lược gia trưởng về thị trường của Prudential Financial - bà Quincy Krosby cho biết: Mặc dù vào phiên bán tháo trái phiếu hôm trước, nhưng chênh lệch tín dụng vẫn được kiểm soát, nhưng nếu chênh lệch tín dụng giãn rộng và bán tháo trái phiếu xảy ra sau đó thì Fed và thị trường sẽ thực sự có điều phải lo lắng!

Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng khiến giới đầu tư cổ phiếu lo ngại, đã đẩy chỉ số Nasdaq giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2020 trong phiên giao dịch thứ Năm. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng hơn 50 điểm cơ bản kể từ đầu năm 2021, một mức tăng mạnh đối với lãi suất trái phiếu – được sử dụng làm chuẩn cho lãi suất thế chấp và cho vay.

Bất chấp sự yếu kém của tuần giao dịch này, kết thúc tháng 2/2020 các chỉ số chính trên phố Wall vẫn có mức tăng khiêm tốn. Chỉ số S&P 500, DowJones tăng lần lượt 2.6% và 3.2%, như vậy hai chỉ số này có tháng tăng thứ ba liên tiếp trong 4 năm gần đây. Chỉ số Nasdaq tăng 0.9% trong tháng 2 này.

Các nhà kinh tế và quản lý đầu tư cho biết thị trường trái phiếu đang phản ứng với kinh tế tích cực khi các thông tin về vắc-xin được tung ra và dự báo tăng trưởng GDP cải thiện, điều này sẽ kỳ vọng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng động thái này cũng có thể báo hiệu lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến trong thời gian tới.

Tại chương trình truyền hình “Squawk on the Street” hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Art Cashin - giám đốc hoạt động sàn tại UBS cho biết: Nếu thị trường tin rằng Fed sẽ mất quyền kiểm soát thị trường trái phiếu, động thái bán tháo trên thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ có thể quay lại.

Lợi suất tăng cũng tác động tới khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Khi lợi suất cao hơn làm giảm giá trị của các dòng tiền tương lai, do đó định giá cổ phiếu sẽ bị tác động. Sự tăng vọt của lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vào hôm thứ 5 đã vượt mức lợi suất sinh lời của S&P 500, có nghĩa là cổ phiếu – vốn được coi là tài sản rủi ro hơn – đã mất đi lợi thế khoản phí bảo hiểm thanh toán so với trái phiến.

Giới đầu tư đang chuyển tiền và quay lại giao dịch, mua cổ phiếu của các công ty sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc triển khai vắc-xin và quay trở lại xu hướng đi du lịch và ăn uống thông thường.

Nhóm cổ phiếu ngành năng lượng đã tăng 4.3% trong tuần này, nâng mức tăng trưởng trong tháng 2 của nhóm này lên hơn 2%. Trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng trên khắp thế giới sẽ sớm quay lại như trước đại dịch Covid-19, nhóm cổ phiếu năng lượng là nhóm “thắng lợi” lơn nhất cho đến hiện tại. Nhờ lãi suất tăng, nhóm cổ phiếu tài chính cũng tăng 11% trong tháng 2.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

Tin tức chỉ số DAX: Triển vọng tích cực trước biên bản ECB và báo cáo việc làm Mỹ

DAX hướng đến mức 24,000 khi thỏa thuận Mỹ-Việt thúc đẩy tâm lý và các nhà giao dịch chú ý đến tiến triển trong thương mại Mỹ-EU. Dữ liệu của ADP cho thấy số việc làm tại Hoa Kỳ giảm 33 nghìn, đẩy tỷ lệ cược cắt giảm lãi suất của Fed lên 96% trong tháng 9. Biên bản cuộc họp của ECB và dữ liệu thị trường lao động Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến triển vọng và kỳ vọng cắt giảm lãi suất ngày hôm nay.
Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Tin tức Chỉ số Hang Seng: PMI Trung Quốc yếu kéo theo tâm lý thị trường và cổ phiếu công nghệ

Chỉ số Hang Seng giảm 1.08% khi PMI Trung Quốc yếu và cổ phiếu công nghệ giảm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và khẩu vị rủi ro. PMI dịch vụ Caixin của Trung Quốc giảm xuống 50.6, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và thúc đẩy kỳ vọng kích thích. Phân tích kỹ thuật cho thấy Hang Seng lơ lửng trên EMA 50 ngày, với các mức quan trọng cần theo dõi là 23v500 và 24,533.
Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

Tin tức Chỉ số DAX: HĐTL báo hiệu đà tăng khi đàm phán thương mại Mỹ - EU có tiến triển

DAX giảm khi căng thẳng thương mại Mỹ-EU và các mối đe dọa về thuế quan đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Thuế quan 10% tiềm tàng của Hoa Kỳ và đồng euro mạnh hơn có nguy cơ làm xói mòn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Đức, gây áp lực lên các cổ phiếu niêm yết trên DAX. Hợp đồng tương lai DAX phục hồi mặc dù vẫn ở mức thấp, với các chất xúc tác chính bao gồm dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ và bình luận của ECB đang được chú ý.
Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Tin tức chỉ số Hang Seng: Liệu căng thẳng thuế quan có làm chệch hướng đà tăng trưởng hướng tới 25,000?

Chỉ số Hang Seng giảm khi bất ổn về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc và PMI yếu của Trung Quốc đè nặng lên cổ phiếu xe điện và công nghệ. Cổ phiếu BYD và Li Auto giảm do lo ngại về tình trạng dư cung xe điện và báo cáo về xuất khẩu xe đã qua sử dụng 'không có số km'. Dữ liệu PMI cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn đang suy giảm, với các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm trong 14 tháng liên tiếp.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ