Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tăng vọt tại Mỹ

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tăng vọt tại Mỹ

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:59 19/01/2024

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ tăng vọt đầu tháng 1, lên mức cao nhất kể từ năm 2021. Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn chạm đáy 3 năm.

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan tăng 9.1 điểm lên 78.8, mức tăng hàng tháng lớn nhất được ghi nhận kể từ năm 2005. Số liệu sơ bộ tháng 1 vượt mọi ước tính trong cuộc khảo sát các nhà kinh tế của Bloomberg.

Người tiêu dùng kỳ vọng tốc độ tăng giá là 2.9% trong năm tới, giảm so với dự báo 3.1% một tháng trước đó. Đồng thời, họ dự báo chi phí sẽ tăng 2.8% trong vòng 5 đến 10 năm tới, theo dữ liệu ngày 19/1.

Joanne Hsu, quản lý cuộc khảo sát, cho biết: “Người tiêu dùng tỏ ra lạc quan về nhiều khía cạnh của nền kinh tế, cho thấy niềm tin lớn hơn về một cuộc hạ cánh mềm”, đồng thời cho biết thêm rằng người tiêu dùng đang đẩy mạnh kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất trong năm nay.

Điều đó “phù hợp với niềm tin rằng lạm phát sẽ không tăng nhanh trong tương lai gần”, bà nói.

Cuộc khảo sát cho thấy mức độ lạc quan ngày càng lớn, với sự cải thiện về độ tuổi, thu nhập và đảng phái chính trị. Hơn một nửa số hộ gia đình kỳ vọng thu nhập của họ sẽ tăng ít nhất nhanh như lạm phát, tỷ lệ cao nhất kể từ giữa năm 2021.

Trong khi đó, kỳ vọng của thị trường chứng khoán là tích cực nhất trong hơn 2 năm.

Niềm tin lớn dần, triển vọng giảm lãi suất trong năm nay và lạm phát hạ nhiệt là những yếu tố sẽ củng cố chi tiêu hộ gia đình trong các tháng tới.

Người tiêu dùng hài lòng nhất về tình hình tài chính hiện tại trong vòng 2 năm, trong khi kỳ vọng về tài chính trong tương lai tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2021. Chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền đạt đỉnh trong gần 3 năm.

Vị chuyên gia cho biết: “Tâm lý hiện đã tăng gần 60% so với mức thấp nhất mọi thời đại được ghi nhận vào tháng 6/2022 và có khả năng mang lại một số động lực tích cực cho nền kinh tế”.


Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc tăng vào cuối tháng 4, cho thấy thiệt hại từ thuế quan của Mỹ vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong các lô hàng thực tế, mặc dù cuộc chiến thương mại được dự đoán rộng rãi cuối cùng sẽ làm chậm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ

Ả Rập Xê Út đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng bước vào một cuộc chiến giá dầu đầy đau đớn để khẳng định sự thống trị của mình đối với các nhà sản xuất dầu khác, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi có nghĩa là chiến lược quen thuộc của vương quốc này có thể kém hiệu quả hơn.
Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ

Chi tiêu của du khách Trung Quốc đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5, đạt 180.27 tỷ nhân dân tệ (24.92 tỷ USD), nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, trong khi hoạt động dịch vụ của nước này trong tháng 4 mở rộng với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ