Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ - châu Âu gia tăng: ECB đối mặt áp lực cắt giảm lãi suất

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ - châu Âu gia tăng: ECB đối mặt áp lực cắt giảm lãi suất

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

16:00 15/10/2024

Chênh lệch lợi suất trái phiếu phủ Mỹ-Đức ở mức lớn nhất kể từ tháng 7, Goldman đã ước tính chênh lệch có thể đạt 200 bps. ECB có thể sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Khoảng cách giữa thị trường trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone và Hoa Kỳ đang tăng nhanh chóng và dự kiến sẽ còn tiếp diễn, khi nền kinh tế châu Âu suy yếu, tạo thêm áp lực buộc ECB phải cắt giảm lãi suất.

Khoảng chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ và Đức, một chỉ số được theo dõi sát sao, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7, đạt khoảng 183 bps. Trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ tăng mạnh trong những tuần gần đây, thì lợi suất trái phiếu chính phủ Đức chỉ nhích nhẹ. Lợi suất tăng khi giá trái phiếu giảm.

"Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ còn kéo dài," Simon Blundell, giám đốc mảng trái phiếu tại BlackRock, một công ty quản lý tài sản trị giá 11.5 nghìn tỷ USD, nhận định. Ông cũng cho biết BlackRock hiện đang ưu tiên trái phiếu châu Âu hơn so với trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.

Trong khi tăng trưởng việc làm tại Hoa Kỳ trong tháng 9 tăng mạnh, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn rất tốt, thì hoạt động kinh doanh của khu vực Eurozone lại suy giảm bất ngờ trong tháng trước.

Các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất sau mức 50 bps vào tháng 9, nhưng trong tuần này ECB có thể sẽ công bố lần giảm lãi suất lần thứ ba kể từ tháng 6.

Goldman Sachs dự báo chênh lệch giữa lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và Đức có khả năng sẽ tăng lên 200 bps, mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

"Chúng tôi vẫn tin rằng lợi suất trái phiếu châu Âu sẽ tốt hơn so với Hoa Kỳ, do các dữ liệu kinh tế yếu hơn và ECB ít khả năng hành động quyết liệt trước," các nhà phân tích tại Goldman Sachs viết trong một ghi chú.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chỉnh phủ gia tăng cũng đang ảnh hưởng đến các thị trường khác. Đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng, khi nhà đầu tư đổ dồn vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lợi suất cao hơn, đẩy giá trị đồng USD tăng lên.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm và 2 năm của Hoa Kỳ và Đức

Châu Âu đình trệ

Tuần trước, Bộ Tài chính Đức cho biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu có khả năng sẽ suy giảm năm thứ hai liên tiếp. Ngành sản xuất của Đức, từng là trụ cột mạnh mẽ, hiện đang gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Ukraine gây ra.

"Các số liệu thực tế rất tồi tệ," Michael Weidner, giám đốc mảng trái phiếu toàn cầu tại Lazard Asset Management, nhận xét. "Cả số liệu thực tế lẫn các dự báo đều ảm đạm, và tâm lý thị trường thậm chí còn u ám hơn."

Pháp đã cam kết tăng thuế và cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách, nhưng điều này có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của nước này, vốn là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực Eurozone.

Reinout De Bock, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất châu Âu tại UBS, dự đoán lãi suất ở khu vực Eurozone có thể giảm xuống mức 1% vào năm tới nếu tăng trưởng kinh tế không cải thiện. Ông cũng nhấn mạnh rằng kế hoạch cắt giảm thâm hụt của Pháp sẽ gây thêm áp lực cho nền kinh tế. Sự suy yếu của Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn, cũng là một mối lo ngại khác đối với các nhà đầu tư.

Ngược lại, báo cáo việc làm tháng 9 tại Mỹ rất mạnh mẽ, giúp xua tan nỗi lo về suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư bỏ qua kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất 50 bps trong cuộc họp tháng 11.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2.6% trong năm nay và 1.6% vào năm 2025, trong khi khu vực Eurozone chỉ đạt mức tăng trưởng 0.7% năm nay và 1.3% vào năm 2025.

Các nhà giao dịch tin rằng ECB sẽ ngừng việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm tới ở mức khoảng 2%, cao hơn nhiều so với mức dưới 0% trước đại dịch. Hiện tại, lãi suất chính của ECB đang là 3.5%.

Dù vậy, các chuyên gia của Bank of America nghi ngờ rằng nền kinh tế khu vực Eurozone có thể chịu được mức lãi suất 2%, vốn được coi là mức "trung tính", không kích thích nhưng cũng không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

"Thực tế không khác mấy so với năm 2017-2018: nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn yếu," các nhà phân tích của Bank of America, dẫn đầu bởi Ralf Preusser, nhận định. Họ dự báo giá trái phiếu châu Âu sẽ tăng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư đều bi quan về khu vực Eurozone, khi một số chỉ ra mức tăng trưởng khá tốt tại các quốc gia như Tây Ban Nha và Ý.

"Dữ liệu kinh tế châu Âu không tệ và thậm chí đang có dấu hiệu khả quan hơn dự đoán," Lloyd Harris, trưởng bộ phận trái phiếu tại Premier Miton Investors, nhận xét.

Harris cũng cho rằng thị trường đang dự đoán quá nhiều về việc cắt giảm lãi suất và dự đoán lợi suất trái phiếu sẽ tăng trở lại, nhưng mức tăng ở Mỹ có thể sẽ lớn hơn châu Âu.

"Mỹ khác biệt ở chỗ họ có nhiều chi tiêu chính phủ hơn và khả năng chịu thâm hụt lớn hơn, điều này đang thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển."

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đà tăng mạnh của tiền tệ châu Á thổi bùng cuộc đua tìm kiếm cơ hội đầu tư
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Đà tăng mạnh của tiền tệ châu Á thổi bùng cuộc đua tìm kiếm cơ hội đầu tư

Xu hướng tăng giá mạnh mẽ gần đây của các đồng tiền châu Á đang tái định hình triển vọng thị trường cổ phiếu trong khu vực. Giới quản lý danh mục đầu tư và các chiến lược gia đang ưu tiên phân bổ vốn vào cổ phiếu liên quan đến nhu cầu tiêu dùng nội địa, đồng thời dự báo dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ quay trở lại các thị trường châu Á.
Đối mặt với thách thức toàn cầu, Anh và EU tìm lại tiếng nói chung sau gần một thập kỷ Brexit
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đối mặt với thách thức toàn cầu, Anh và EU tìm lại tiếng nói chung sau gần một thập kỷ Brexit

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động sâu rộng, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu đang tìm lại những lợi ích và giá trị chung. Vào ngày 19/5, Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng, cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và các nhà lãnh đạo cấp cao EU sẽ hội đàm tại London trong một hội nghị thượng đỉnh quan trọng.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Không thể hàn gắn trong chốc lát!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Không thể hàn gắn trong chốc lát!

Tình trạng giao dịch thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân chính từ các rào cản thuế quan mang tính cấm đoán. Việc nhận diện đầy đủ mức độ gián đoạn trong quan hệ thương mại song phương có thể mở ra cánh cửa khởi động tiến trình đàm phán mới.
BoE dự kiến sẽ đẩy nhanh lộ trình cắt giảm lãi suất nhằm đối phó với cuộc chiến thương mại toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

BoE dự kiến sẽ đẩy nhanh lộ trình cắt giảm lãi suất nhằm đối phó với cuộc chiến thương mại toàn cầu

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps trong tuần này và có thể mở đường cho một loạt các đợt giảm liên tiếp lần đầu tiên kể từ năm 2009 nhằm ứng phó với cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng.
Đâu là chìa khoá thành công của Warren Buffet?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Đâu là chìa khoá thành công của Warren Buffet?

Báo cáo khảo sát ISM ngành dịch vụ tháng Tư vừa được công bố đã vượt xa dự báo của giới phân tích, minh chứng cho sự phát triển bền vững của khu vực dịch vụ Hoa Kỳ. Xét trên vĩ mô, dữ liệu này củng cố thêm luận điểm về sự kiên cường của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, các chỉ báo tiêu cực đã xuất hiện: chỉ số giá chi trả đã tăng vượt mức dự đoán, trong khi chỉ số việc làm suy giảm tháng thứ hai liên tiếp. Các yếu tố này cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn của tình trạng đình lạm - hiện tượng kinh tế vừa trì trệ vừa lạm phát.
Tổng thống Trump siết chặt tài trợ liên bang, châu Âu chi nửa tỷ Euro lôi kéo nhân tài khoa học toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Trump siết chặt tài trợ liên bang, châu Âu chi nửa tỷ Euro lôi kéo nhân tài khoa học toàn cầu

Trong một diễn biến đáng chú ý trên chính trường quốc tế, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về chính sách khoa học hiện tại của Hoa Kỳ. Vị nguyên thủ Pháp cảnh báo rằng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt mà Tổng thống Trump áp dụng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học Hoa Kỳ không chỉ gây nguy hại cho nền kinh tế mà còn đe dọa nền dân chủ Mỹ.
Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức

Friedrich Merz sắp đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Đức, hiện thực hóa khát vọng cả đời trong bối cảnh biến động sâu sắc về kinh tế và địa chính trị đối với nền kinh tế dẫn đầu châu Âu. Chính trị gia 69 tuổi thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Hai và thiết lập liên minh chiến lược với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) để hình thành chính phủ đa số, sẽ trở thành vị Thủ tướng thứ 10 của Đức thời hậu chiến sau cuộc bỏ phiếu quyết định tại Quốc hội Liên bang (Bundestag) vào thứ Ba.
Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần hé lộ những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng sự bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ