BoJ giữ vững lập trường tăng lãi suất khi lạm phát và tiền lương duy trì đà tăng

BoJ giữ vững lập trường tăng lãi suất khi lạm phát và tiền lương duy trì đà tăng

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:21 05/02/2025

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) khẳng định sẽ tiếp tục nâng lãi suất nếu lạm phát cơ bản tiến gần 2% và tiền lương tăng bền vững, bất chấp biến động thị trường.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát cơ bản tăng tốc và tiến gần mục tiêu 2% như dự báo, một quan chức cấp cao của ngân hàng này cho biết hôm thứ Tư.

“Lạm phát cơ bản đang có xu hướng tiệm cận 2%, nhưng hiện vẫn chưa đạt mức đó. Vì vậy, chúng ta cần duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế,” ông Kazuhiro Masaki, tổng giám đốc Vụ Chính sách Tiền tệ của BoJ, phát biểu trước Quốc hội.

“Tuy nhiên, nếu lạm phát cơ bản tăng nhanh hơn và tiến gần đến mức mục tiêu như dự báo, BoJ sẽ tiếp tục nâng lãi suất và điều chỉnh mức độ hỗ trợ tiền tệ phù hợp,” ông nhấn mạnh.

Những phát biểu này cho thấy BoJ vẫn giữ vững quan điểm thắt chặt dần chính sách tiền tệ, bất chấp những bất ổn gia tăng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, yếu tố đang làm gia tăng biến động thị trường.

Tháng 12 vừa qua, lạm phát tiêu dùng lõi của Nhật Bản đạt 3.0%, mức tăng nhanh nhất trong vòng 16 tháng, đồng thời duy trì trên mục tiêu 2% của BoJ suốt gần ba năm.

Tuy nhiên, BoJ không chỉ dựa vào con số lạm phát chính thức mà tập trung vào lạm phát cơ bản, xu hướng giá cả dài hạn phản ánh nhu cầu trong nước, được đánh giá qua nhiều chỉ số khác nhau, để xác định liệu lạm phát có thể duy trì ổn định ở mức 2% hay không.

Trong cuộc họp tháng 1, hội đồng BoJ đã nâng dự báo chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI core-core), loại trừ biến động giá thực phẩm tươi sống và nhiên liệu, lên 2.1% cho năm tài khóa 2025, cao hơn mức 1.9% đưa ra vào tháng 10 trước đó.

Lạm phát tại Nhật Bản sau đại dịch chủ yếu do chi phí nguyên liệu tăng cao, một phần vì đồng yên suy yếu khiến giá nhập khẩu leo thang, theo ông Kazuhiro Masaki. Tuy nhiên, áp lực lạm phát từ chi phí đẩy có thể dần giảm bớt, trong khi tiền lương tăng đang góp phần đẩy giá dịch vụ lên một cách có kiểm soát.

"Chúng tôi kỳ vọng lạm phát cơ bản sẽ dần tiến đến mục tiêu 2%," Masaki nhận định.

Bộ trưởng Kinh tế Ryosei Akazawa nhấn mạnh trong cùng phiên họp quốc hội rằng chính phủ sẽ tập trung xóa bỏ tâm lý giảm phát, trong đó có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp tăng lương.

Tháng 1 vừa qua, BoJ đã nâng lãi suất ngắn hạn từ 0.25% lên 0.5%, thể hiện niềm tin rằng Nhật Bản đang tiến gần hơn đến mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.

Thống đốc Kazuo Ueda cũng để ngỏ khả năng tiếp tục nâng lãi suất nếu tiền lương tiếp tục tăng, hỗ trợ tiêu dùng và giúp doanh nghiệp duy trì đà tăng thu nhập cho người lao động.

Dữ liệu công bố hôm thứ Tư cho thấy lương cơ bản tại Nhật Bản tăng 2.7% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước. Sau điều chỉnh lạm phát, lương thực tế cũng tăng 0.6%, được thúc đẩy bởi khoản thưởng mùa đông.

Những số liệu này, cùng với tín hiệu thắt chặt từBoJ, đã đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản lên mức cao nhất trong nhiều năm, khi giới đầu tư chuẩn bị cho khả năng lãi suất tiếp tục tăng.

"Thị trường đang cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ tín hiệu nào có thể làm tăng khả năngBoJ nâng lãi suất, khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với trái phiếu," bà Naomi Muguruma, chiến lược gia trưởng mảng trái phiếu tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, nhận xét.

Thành viên hội đồng BoJ Naoki Tamura, người từng đề xuất nâng lãi suất ngắn hạn lên ít nhất 1.0%, dự kiến phát biểu và tổ chức họp báo vào thứ Năm. Một thành viên khác, Hajime Takata, cựu chiến lược gia trái phiếu, sẽ phát biểu vào ngày 19/2.

Phó Thống đốc BoJ Shinichi Uchida, người thường đưa ra các tín hiệu rõ ràng về định hướng chính sách tiền tệ, cũng sẽ có bài phát biểu và họp báo vào ngày 5/3. Cuộc họp chính sách tiếp theo của J dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/3.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần công khai những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng tình trạng bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ