Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed

Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

21:46 18/09/2024

Bitcoin đang dao động quanh ngưỡng 60,000 USD trước thềm quyết định then chốt về lãi suất của Fed. Dữ liệu từ hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang cho thấy xác suất 63% Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mạnh 50 bps. Đồng thời, các chỉ số on-chain đang hỗ trợ triển vọng tăng giá khi các "cá voi" mới của BTC tích cực tích lũy, trong khi các "cá voi" lâu năm vẫn duy trì vị thế nắm giữ.

Vào thứ Tư, BTC ghi nhận một đợt điều chỉnh nhẹ, với giá giao dịch dao động trên mức 59,000 USD. Thị trường tiền mã hóa đang nín thở chờ đợi quyết định về lãi suất sắp tới từ Fed, được dự đoán sẽ hạ lãi suất lần đầu tiên trong hơn bốn năm qua. Mặc dù nhìn chung các nhà giao dịch đã lường trước việc cắt giảm lãi suất, song vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh quy mô của đợt cắt giảm này - một yếu tố có thể tác động mạnh đến diễn biến giá BTC và toàn bộ thị trường tiền mã hóa.

Bitcoin chờ đợi quyết định của Fed

Chỉ một ngày trước khi FOMC đưa ra quyết định về lãi suất, Bitcoin đã tăng 3.6%, đóng cửa trên ngưỡng 60,000 USD vào thứ Ba. Trong khi BTC ghi nhận mức tăng 5%, thị trường chứng khoán lại cho thấy những tín hiệu trái chiều, với các chỉ số chính dao động gần các đỉnh gần đây. Đáng chú ý, giá vàng đã sụt giảm hơn 0.5% trong cùng phiên giao dịch.

Tâm điểm chú ý hiện nay là liệu Fed sẽ lựa chọn cắt giảm lãi suất theo mức chuẩn 25 bps hay sẽ thực hiện một đợt cắt giảm mạnh tay hơn với 50 bps.

Theo công cụ CME FedWatch, có tới 63% khả năng Fed sẽ cắt giảm 50 bps, trong khi 37% còn lại nghiêng về kịch bản cắt giảm 25 bps. Kết quả cuối cùng có tiềm năng tạo ra những biến động đáng kể trên thị trường tiền mã hóa.

Hiện tại, lãi suất tại Mỹ đang nằm trong khoảng mục tiêu từ 5.25% đến 5.5%. Các nhà kinh tế, nhà đầu tư và chuyên gia phân tích không ngừng dự đoán về xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai gần, bởi đây là yếu tố then chốt định hình triển vọng kinh tế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến định giá của các loại tài sản như tiền tệ, cổ phiếu, hàng hóa và cả tiền mã hóa.

Yohay Elam, Chuyên gia phân tích cấp cao tại FXStreet, đã phác thảo bốn kịch bản tiềm năng cho phiên họp hôm nay, cùng với tác động dự kiến đối với thị trường. Các kịch bản này phụ thuộc vào quyết định chính sách và thông điệp từ Chủ tịch Fed Jerome Powell:

1) Cắt giảm mạnh, thông điệp lạc quan: Tiền mã hóa sẽ có xu hướng bullish. Trong kịch bản này, Powell đáp ứng kỳ vọng thị trường mà không gây bất ổn. Xác suất xảy ra cao.

2) Cắt giảm nhẹ, thông điệp lạc quan: Khả năng cao sẽ xảy ra biến động mạnh. Thị trường tiền mã hóa có thể giảm ban đầu nhưng sau đó phục hồi nhẹ. Mức cắt giảm 25 bps có thể gây thất vọng và gây ra phản ứng tức thời. Tuy nhiên, tín hiệu về niềm tin vào nền kinh tế và khả năng đẩy nhanh cắt giảm trong tương lai có thể dẫn đến sự đảo chiều. Xác suất xảy ra trung bình đến cao.

3) Cắt giảm mạnh, thông điệp thận trọng: Cũng có khả năng xảy ra biến động lớn. Thị trường tiền mã hóa có thể tăng ban đầu nhưng sau đó sẽ giảm điểm. Mặc dù cắt giảm 50 bps là tín hiệu tích cực, nhưng nếu động thái này xuất phát từ những lo ngại về kinh tế, bức tranh tổng thể sẽ thay đổi. Những lo ngại về suy thoái kinh tế có thể làm xấu đi tâm lý thị trường. Xác suất xảy ra trung bình.

4) Cắt giảm nhẹ, thông điệp thận trọng: Gây bất lợi cho tiền mã hóa. Trong kịch bản này, Fed thực hiện cắt giảm nhẹ nhưng bày tỏ lo ngại về triển vọng kinh tế. Thị trường tiền mã hóa có thể chịu áp lực giảm giá, nhưng vẫn có cơ hội phục hồi sau đó dựa trên kỳ vọng về lãi suất thấp hơn trong tương lai. Xác suất xảy ra thấp.

Probability chart for rate cut

Đối với diễn biến thị trường ETF Bitcoin giao ngay tại Mỹ, dữ liệu cho thấy ngày thứ Ba đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp ghi nhận dòng vốn ròng dương, với giá trị 186.80 triệu USD. Việc theo dõi dòng tiền vào ETF có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tâm lý của các nhà đầu tư tổ chức đối với Bitcoin. Nếu xu hướng này tiếp diễn, nhu cầu đối với Bitcoin dự kiến sẽ tăng, từ đó tạo áp lực tăng giá. Tổng giá trị tài sản quản lý của 11 quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Mỹ hiện đã đạt 49.95 tỷ USD, phục hồi sau đợt sụt giảm nhẹ vào đầu tháng 9.

Bitcoin Spot ETF Net Inflow chart

Bitcoin Spot ETF Net Inflow chart

Bitcoin ETF AUM chart

Phân tích dữ liệu từ CryptoQuant cho thấy triển vọng bullish đối với Bitcoin. Biểu đồ phân tích số dư BTC của các "cá voi" mới và cũ cung cấp những thông tin đáng chú ý:

"Cá voi" mới: Đề cập đến các ví có số dư trên 1,000 BTC và tuổi UTXO trung bình dưới 155 ngày. "Cá voi" cũ: Chỉ các ví có số dư trên 1,000 BTC và tuổi UTXO trung bình từ 155 ngày trở lên.

Kể từ đầu tháng 9, số dư BTC của nhóm "cá voi" mới đã tăng đáng kể từ 1.52 triệu lên 1.70 triệu. Trong khi đó, số dư của nhóm "cá voi" cũ vẫn giữ nguyên trong cùng kỳ. Xu hướng này cho thấy các "cá voi" mới đang tích cực tích lũy BTC, trong khi các ví lâu năm vẫn duy trì chiến lược nắm giữ.

Bitcoin new whales and old whales chart

Phân tích kỹ thuật: BTC vượt qua đường xu hướng giảm

Giá Bitcoin đã tăng 3.6% vào thứ Ba, đánh dấu bước đột phá quan trọng khi vượt qua đường xu hướng giảm kéo dài từ cuối tháng 7. Động thái này càng đáng chú ý hơn khi xét đến việc BTC đã không thành công trong nỗ lực tương tự vào tuần trước. Tuy nhiên, vào thứ Tư, BTC đã điều chỉnh và giao dịch quanh mức $59,840 sau khi gặp kháng cự từ đường EMA 100 tại $60,718.

Nếu BTC phá vỡ và đóng cửa trên EMA 100 tại $60,718, đồng tiền mã hoá này có thể sẽ tiến lên test lại mức hồi quy Fibonacci 61.8% quanh $62,000. Trong trường hợp BTC tiếp tục tăng và vượt qua ngưỡng $62,000, khả năng cao giá sẽ mở rộng đà tăng thêm 5.5%, hướng đến vùng kháng cự quan trọng tại $65,379.

Chỉ báo MACD trên biểu đồ ngày cũng đang ủng hộ kịch bản tăng giá cho Bitcoin. Cụ thể, đường MACD (màu xanh) đã cắt lên trên đường tín hiệu (màu vàng), tạo ra tín hiệu mua. Thêm vào đó, các cột histogram xanh lá cây đang mở rộng dần trên vùng dương, cho thấy động lượng tăng giá đang được củng cố.

Trong khi đó, chỉ báo RSI vẫn duy trì ổn định và rất gần với mức trung tính, cho thấy sự thiếu vắng động lực rõ ràng trên thị trường.

BTC/USDT daily chart

Biểu đồ giá Bitcoin trong khung thời gian ngày

Tuy nhiên, kịch bản tăng giá này có thể bị đảo ngược nếu BTC đóng cửa dưới mức hỗ trợ quan trọng $56,022 trên khung thời gian ngày. Trong trường hợp đó, Bitcoin có thể đối mặt với áp lực giảm giá đáng kể, với khả năng suy giảm 3.6% để test lại ngưỡng tâm lý quan trọng tại $54,000.

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới so với đồng Euro và CHF trong phiên qua đêm, khi thị trường ngày càng lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ trước thời hạn ngày 9 tháng 7. Dù chứng khoán Mỹ vẫn giữ vững đà tăng với các chỉ số S&P 500 và NASDAQ thiết lập mức cao kỷ lục, thị trường tiền tệ lại phản ánh tâm lý thận trọng, khi dòng vốn trú ẩn đổ vào CHF và JPY.
Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?

Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn đếm ngược tới hạn chót ngày 8 và 9/7 do chính quyền Trump đặt ra. Đến thời điểm đó, các quốc gia phải hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Mỹ — nếu không, mức thuế quan sẽ tăng vọt. Kết quả có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nhà đầu tư, hoặc thổi bùng lại nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tổng kết thị trường phiên Bắc Mỹ: Tháng 6 đầy biến động nhưng lại có cái kết viên mãn

Dòng vốn điều chỉnh danh mục vào cuối tháng đã ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến phiên giao dịch hôm nay, dẫn đến việc đồng USD tiếp tục suy yếu. Dù thị trường chứng khoán kết thúc tháng với sắc xanh, sự biến động mạnh đã xuất hiện vào cuối phiên khi các nhà đầu tư lớn tận dụng tính thanh khoản cao xung quanh các mức giá chốt tháng để cân bằng lại danh mục.
USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

USD mất ngôi vương? Greenback ghi nhận nửa đầu năm tệ nhất kể từ năm 1973 khi thị trường định giá lại nước Mỹ

Tất cả chúng ta đều đã đoán trước được điều này – có thể không phải là tốc độ, nhưng chắc chắn là xu hướng. Đồng Đô la Mỹ vừa khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ thời điểm cú sốc Nixon, mất hơn 10% giá trị kể từ đầu năm. Điều khởi đầu như một sự điều chỉnh nhẹ dần biến thành một cuộc tái định giá toàn diện về uy tín kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khi đồng bạc xanh rơi khỏi vị thế vốn được xem là không thể lay chuyển nhanh đến chóng cả mặt.
Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Giải thích về đợt tăng gía: Thu nhập, lãi suất và dòng tiền nhà đầu tư

Hợp đồng tương lai E-mini Nasdaq 100 đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 22,901.50 vào thứ Sáu và hiện vẫn đang giao dịch gần mức cao này. Trong khi đó, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 đang tiệm cận mức đỉnh lịch sử, còn hợp đồng tương lai Russell 2000 vẫn tụt hậu, ghi nhận mức giảm 3.73% tính từ đầu năm (YTD).
Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Canada rút lại thuế kỹ thuật số để cứu đàm phán thương mại với Mỹ; Đồng Loonie phục hồi nhẹ

Thị trường ngoại hối khởi đầu tuần mới với biến động thấp và thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, song những diễn biến chính trị vẫn đang chi phối một số đồng tiền thuộc nhóm G10. Đồng USD hiện là đồng tiền yếu nhất, trong khi đồng CAD dù phục hồi nhẹ sau mức đáy cuối tuần vẫn chịu áp lực. Đồng JPY dẫn đầu nhờ dòng tiền trú ẩn, trong khi đồng NZD và AUD ghi nhận mức tăng nhẹ.
Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán tăng mạnh bất chấp lo ngại về đình lạm; Canada nối lại đàm phán thương mại, đồng USD suy yếu thêm

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng mạnh vào thứ Sáu, ngày 27/6, bất chấp những lo ngại tái xuất hiện về nguy cơ đình lạm. Chỉ số lạm phát PCE lõi trong tháng 5 tăng lên 2.7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức 2.6% của tháng 4 và dự báo thị trường), trong khi chi tiêu cá nhân giảm -0.1% so với tháng trước — mức giảm đầu tiên kể từ tháng 1, phản ánh ảnh hưởng của thuế quan và sự bất định kinh tế tới nhu cầu tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ