Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khi ngành tiền mã hóa lần đầu tiên nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ với cam kết biến Mỹ thành trung tâm tiền mã hóa toàn cầu. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng, ngành này cần những chính sách minh bạch và hợp lý, tập trung vào điều chỉnh hoạt động thay vì kiểm soát công nghệ. Với sự hỗ trợ đúng đắn, tiền mã hóa có thể trở thành động lực đổi mới, thúc đẩy một hệ thống tài chính công bằng và hiện đại hơn.
Sự thống trị của Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn cao trào, nhưng liệu nó có bền vững? Đã có những dấu hiệu cho thấy bong bóng này có thể vỡ bất cứ lúc nào. Từ sự phụ thuộc vào nợ công cho đến tăng trưởng lợi nhuận siêu thường và nguy cơ từ các thị trường thay thế, hồi kết của bong bóng này có thể xảy ra theo cách bất ngờ và khó lường.
ECB không thể mãi chỉ tập trung vào mục tiêu ổn định giá cả mà cần hỗ trợ các chiến lược địa chính trị của EU, như đầu tư vào công nghệ số, năng lượng xanh và quốc phòng. Ngân hàng trung ương có thể sử dụng các công cụ như cho vay có mục tiêu hoặc bảo vệ thị trường trái phiếu để thúc đẩy các ưu tiên chiến lược, trong khi vẫn duy trì cam kết với nền tảng dân chủ.
Từ sự bất định kinh tế toàn cầu đến các chính sách tiền tệ trái chiều, thị trường đang xoay chuyển theo một triết lý "tổng bằng không" nơi lợi ích của một bên là tổn thất của bên khác, phản ánh rõ nét thế giới quan của Trump.
Các chính sách thương mại và tài khóa của Donald Trump đang đặt ra nhiều dấu hỏi về tương lai của đồng đô la Mỹ. Liệu sự bùng nổ gần đây của đồng bạc xanh có kéo dài hay sẽ đối mặt với áp lực suy yếu vào năm 2025?
Phố Wall bắt đầu giảm sự bullish đối với USD khi các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump và các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến sẽ gây áp lực lên đồng tiền này trong nửa cuối năm 2025.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ thảo luận về lộ trình tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách quan trọng tuần này, giữa bối cảnh các quan chức ngân hàng cho rằng không cần hành động gấp rút, dù thời điểm tăng lãi suất tiếp theo đang đến gần.
Thị trường định giá Fed sẽ thực hiện đợt điều chỉnh giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp thứ Tư, được củng cố bởi số liệu lạm phát ổn định trong tháng 11.