Báo cáo GDP Trung Quốc cho thấy bất động sản vẫn là một mối lo ngại

Báo cáo GDP Trung Quốc cho thấy bất động sản vẫn là một mối lo ngại

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

15:04 19/10/2023

Dữ liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc cho thấy mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% của chính phủ nằm trong tầm tay và không cần thực hiện thêm các biện pháp kích thích nào cho tới hết năm. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhà ở đang diễn ra vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến triển vọng trong năm tới trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi số liệu GDP quý 3 công bố hôm thứ Tư vượt xa kỳ vọng, dữ liệu chỉ ra những khó khăn phía trước đối với nền kinh tế nước này khi những nỗ lực của chính phủ Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản và ngăn chặn giảm phát không có nhiều tác dụng.

Những thách thức của thị trường bất động sản thể hiện rõ qua dữ liệu giá cả trong tháng 9, cho thấy giá nhà mới ở các thành phố lớn giảm mạnh nhất trong gần một năm ngay cả khi các biện pháp khuyến khích mua nhà có hiệu lực. Theo Cục thống kê Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản đã giảm 2.7% trong quý 3, quý giảm mạnh nhất trong năm nay.

Những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị dai dẳng, khi Mỹ thắt chặt các biện pháp hạn chế đối với công nghệ và châu Âu điều tra xuất khẩu nước này trong lĩnh vực ô tô điện. Sự bi quan về lĩnh vực bất động sản là một lý do khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tháng này hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc xuống 4.2%.

Sự tăng trưởng của tiêu dùng nội địa trong ngành bán lẻ và dịch vụ có thể sẽ thấp hơn so với năm 2022 khi nước này bị ảnh hưởng bởi biện pháp phong tỏa. Điều này đồng nghĩa với việc lãnh đạo Trung Quốc sẽ cần xem xét hỗ trợ chính sách để duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ cho đến năm sau

"Không có khó khăn nào trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay," Miao Ouyang, nhà kinh tế khu vực Đại Trung Quốc tại BofA Global Research cho biết. Mục tiêu này được đặt ra vào tháng 3 và đã gây nghi ngờ sau khi tăng trưởng chậm lại vào quý II.

Bất kỳ biện pháp kích thích bổ sung nào trong năm nay sẽ được thực hiện với mục đích tác động cho năm sau. Ouyang cho biết: “Bất kỳ hỗ trợ chính sách nào được cung cấp hiện nay đều không chỉ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng năm nay”.

Tăng cường tiêu dùng

Bất ngờ lớn nhất trong dữ liệu hôm thứ Tư đến từ doanh số bán lẻ. Các số liệu cho thấy sự phục hồi trong chi tiêu cho mọi thứ từ nhà hàng, rượu cho đến ô tô vào tháng trước so với năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc giảm xuống 5% và tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình giảm, cho thấy thị trường lao động thắt chặt hơn đang khiến người tiêu dùng tự tin hơn.

Điều này đã góp phần làm tăng tỷ lệ tăng trưởng GDP lên 4.9% trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9 so với năm 2022 và tăng 1.3% so với quý trước — dẫn đến việc nhiều ngân hàng đầu tư nâng dự báo kinh tế cho năm 2023 lên trên mức 5%.

Các nhà kinh tế của Citibank cho biết: “Tăng trưởng GDP của Trung Quốc là rất mạnh mẽ, có lẽ là sự xác nhận rằng chu kỳ kinh tế đã tạo đáy”. Họ đã nâng dự báo tăng trưởng trong năm nay lên 5.3% từ mức 5% sau khi có dữ liệu.

Với việc Mỹ và Trung Quốc ngày càng coi sự tăng trưởng kinh tế là vấn đề cạnh tranh, đội ngũ kinh tế của chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi so sánh với Mỹ. Tăng trưởng của Trung Quốc trong quý III tương đương với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 5.3%, cao hơn dự báo tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ là 4.1%.

Thế giới cũng sẽ thấy được sự thúc đẩy khi hai nền kinh tế lớn nhất vượt trội hơn những kỳ vọng được hình thành vào đầu năm nay. Ông Tập nhấn mạnh sự kết nối toàn cầu hôm thứ Tư khi ông khai mạc một diễn đàn ở Bắc Kinh đánh dấu kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường, dự án cơ sở hạ tầng mang tính bước ngoặt của Trung Quốc.

Sự bi quan vẫn còn

Tuy nhiên, suy yếu liên tục trong thị trường bất động sản khiến các nhà kinh tế trở nên bi quan về triển vọng của năm tới. Điều này chủ yếu đến từ những nghi ngờ rằng liệu nước này có thể tìm thấy các lĩnh vực tăng trưởng đủ lớn để cân bằng sự suy yếu tại đây. Khi kết hợp với các ngành liên quan, thị trường bất động sản được cho là chiếm tới 20% GDP.

Đầu tư bất động sản - động lực chính của hoạt động kinh tế - đã giảm 9.1% trong 3 quý đầu năm so với cùng kỳ năm trước, ngay cả khi Trung Quốc nới lỏng những các quy định về yêu cầu trả trước ở các thành phố lớn vào cuối tháng trước.

"Bất động sản là mối quan tâm chính," Larry Hu, nhà kinh tế trưởng thị trường Trung Quốc tại Tập đoàn Macquarie, cho biết. Ông dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 4.7% vào năm tới. "Sau hơn hai năm thu hẹp, tôi nghĩ rằng sự suy yếu có thể sẽ ít hơn vào năm sau. Tôi vẫn chưa chắc chắn về điều này."


Hộ gia đình dường như đang cẩn trọng trong việc mua nhà do tình trạng thiếu tiền mặt liên tục trong các công ty xây dựng bất động sản, thể hiện bởi sự lo ngại về khả năng trả nợ của Country Garden Holdings Co., từng là công ty xây dựng hàng đầu của Trung Quốc. Các hộ gia đình cũng bi quan về giá bất động sản và do đó họ đang chuyển các khoản tiết kiệm của mình từ bất động sản sang tiền gửi ngân hàng.

Paul Cavey, chuyên gia kinh tế tại East Asia Econ, cho biết: Mặc dù các lĩnh vực bao gồm ô tô điện, sản xuất vi xử lý và năng lượng tái tạo đang phát triển tốt, "chúng tôi không tin rằng nền kinh tế có thể sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào bất động sản,". Sự chuyển đổi tiền từ doanh nghiệp và hộ gia đình vào tiền gửi tiết kiệm cùng với những gì ông gọi là "sự không nhất quán liên tục về dữ liệu" khiến ông không thấy sự phục hồi trong tiêu dùng thuyết phục.

Trong một dấu hiệu cảnh báo về nhu cầu yếu xuất phát từ cuộc khủng hoảng bất động sản và xuất khẩu giảm, chỉ số lạm phát phát của Trung Quốc đã ở mức âm trong quý thứ hai liên tiếp. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ năm 2015, theo Bloomberg.

Cần thêm hỗ trợ

Theo Bloomberg Economics, các biện pháp kích thích của Trung Quốc từ đầu năm đến nay, từ nới lỏng chính sách tiền tệ và nhà ở đến tăng tốc chi tiêu đầu tư của chính quyền địa phương, có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP khoảng 2% trong nửa cuối năm nay. Các nhà kinh tế kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong năm nay.

Tuần trước, Trung Quốc cho biết họ sẽ xem xét sửa đổi luật cho phép giao trước hạn ngạch trái phiếu chính quyền địa phương, chủ yếu được sử dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Các nhà kinh tế cho rằng động thái này giúp Bắc Kinh linh hoạt đưa ra các biện pháp kích thích vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs dự báo rằng hạn ngạch trái phiếu chưa sử dụng có thể lên tới 500 tỷ nhân dân tệ (68.4 tỷ USD) trong năm nay. Bắc Kinh đã đưa ra tín hiệu về kế hoạch tái phát triển các khu đô thị và sử dụng việc phát hành trái phiếu để giúp chính quyền địa phương giảm bớt gánh nặng nợ.

Các nhà kinh tế của Citi do Xiangrong Yu dẫn đầu cho biết: “Các nỗ lực chính sách có thể được tăng cường trong thời gian tới, đặc biệt là vào đầu năm”.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Quỹ đầu tư quốc gia Australia cảnh báo lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh thế giới bước vào một giai đoạn bất ổn kéo dài cả về địa chính trị lẫn kinh tế vĩ mô, Quỹ đầu tư quốc gia của Australia – Future Fund – đang chủ động điều chỉnh chiến lược để đối phó với môi trường lạm phát và lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P 500 chấm dứt chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp sau thuế quan mới nhất của Trump

Chỉ số S&P 500 giảm điểm, kết thúc chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm, khi nhà đầu tư đánh giá các tác động từ quyết định thuế quan mới của Tổng thống Trump và đợi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Các cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế trên các sàn giao dịch Mỹ, với lo ngại về thuế quan và tác động lên lợi nhuận doanh nghiệp.
Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Mỹ chặn trước, Trung Quốc lách sau: Mạng lưới ngầm đưa chip Nvidia về tay Bắc Kinh

Giữa lúc Washington liên tục gia tăng sức ép nhằm bóp nghẹt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các dòng chip AI tiên tiến, một nghịch lý đang diễn ra âm thầm nhưng rõ ràng: những con chip bị cấm vẫn ngày ngày chảy vào các trung tâm dữ liệu phục vụ các đại gia công nghệ Trung Quốc – không phải trực tiếp từ Mỹ, mà thông qua mạng lưới trung gian tại Đông Nam Á.
Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Vị thế đồng USD lung lay: Rủi ro đến từ chính nước Mỹ

USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất thế giới, nhưng vị thế áp đảo này đang đứng trước nhiều thách thức – không chỉ từ bên ngoài, mà ngay chính từ trong nước Mỹ. Giáo sư Kenneth Rogoff (Đại học Harvard) nhận định: nếu các xu hướng hiện tại tiếp diễn, đồng USD có thể sẽ mất dần vai trò trung tâm toàn cầu trong vài thập kỷ tới.
Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed và BoE có thể chọn lối đi riêng trong chiến lược ứng phó lạm phát

Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ hai liên tiếp nhờ dữ liệu việc làm tích cực và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu lại. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn rút khỏi các quỹ Mỹ trong khi nhà đầu tư chuyển sang châu Âu và châu Á. Tuần tới, trọng tâm thị trường sẽ là quyết định chính sách của Fed, dữ liệu kinh tế Mỹ - Anh, và diễn biến từ cuộc họp OPEC+.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ