EUR/CHF chạm đáy 0.9699 vào cuối tháng trước (ngưỡng thấp nhất trong 7.5 năm) trong khi USD/CHF break qua vùng 0.9470, hướng tới phạm vi từ 0.9545 - 0.9650.
DAX bắt đầu tuần trong sắc xanh khi thu nhập các doanh nghiệp được công bố, cùng với dữ liệu CPI Mỹ vào cuối tuần. Tầm quan trọng của bản công bố này càng được quan tâm hơn sau dữ liệu việc làm NFP được công bố vào thứ Sáu.
Tâm lý thị trường toàn cầu tiếp tục cải thiện trong tuần qua. Tại Phố Wall, các hợp đồng tương lai Nasdaq, Dow Jones và S&P 500 lần lượt đóng cửa +1.84%, -0.31% và +0.23%. Tại châu Âu, DAX 40 và FTSE 100 lần lượt đóng cửa +0.67% và +0.22%. Trong khi đó, Nikkei 225 tăng 1.35%.
Nhiều cuộc thảo luận giữa nhà lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ và Thủ tướng Anh đều ám chỉ tới một vài biện pháp kích thích tài khóa (cắt giảm thuế). Việc cắt giảm thuế nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế ở Anh và có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát khiến BoE tăng thêm lãi suất.
Đồng Yên đã có một tuần khởi sắc, hưởng lợi nhờ lợi suất TPCP Mỹ suy giảm. Tuy nhiên, sau các bình luận từ quan chức Fed vào thứ Ba, USD/JPY đã hồi phục trở lại mạnh mẽ.
Việc EUR không tận dụng được cơ hội khi USD suy yếu khiến triển vọng EUR/USD trở nên mỏng manh. Tuy nhiên, điều này là dễ hiểu khi rủi ro tại Eurozone gia tăng, bao gồm: dòng khí từ Nga sang Đức khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn, lãi suất tăng và nguy cơ lợi suất trái phiếu ngoại vi bùng nổ.
EUR/USD nỗ lực kiểm tra hỗ trợ quanh đáy tháng 5 (1.0349), chờ đợi kết quả Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (NFP), được dự đoán sẽ cho thấy những cải thiện trên thị trường lao động.
EUR/USD chật vật để có thể duy trì đà tăng bất chấp USD suy yếu trong những tuần gần đây khi những sóng gió vĩ mô (chiến tranh, đứt gãy nguồn cung khí đốt đến Đức, kỳ vọng tăng lãi suất, lạm phát,..) vẫn tồn tại.