Tuần giao dịch khó khăn nhất 2020 bắt đầu: Hướng đi nào cho tâm lý thị trường?

Tuần giao dịch khó khăn nhất 2020 bắt đầu: Hướng đi nào cho tâm lý thị trường?

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

15:46 02/11/2020

Chào mừng tới với một tuần "lụt lội". Hãy sẵn sàng đón nhận thử thách, khi các chất xúc tác mạnh mẽ cho thị trường sẽ dần xuất hiện: Tình hình đại dịch Covid-19 toàn cầu, quyết định của các ngân hàng trung ương và cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ.

Mọi thứ đã bắt đầu với nhịp giảm giá mạnh mẽ của Dầu thô trước sự thật quá trình phong tỏa đã và đang diễn ra tại nhiều quốc gia. Mới đây nhất, lệnh phong tỏa trong vòng một tháng của Vương quốc Anh đã đẩy tỷ giá GBP/USD xuống dưới mức 1.29, sau đó hồi phục nhẹ khi các thông tin các nhà đàm phán Brexit đang hướng tợi một thỏa thiệp sắp được công bố. Triển vọng phát triển kinh tế ảm đạm có thể sẽ bắt buộc Ngân hàng TW Anh phải có những động thái can thiệp, và gói nới lỏng định lượng QE có thể sẽ được tung ra.

Đồn đoán về việc RBA sẽ nới lỏng trong cuộc họp sắp tới đã khiến Aussie giảm giá. Sắc đỏ của giá dầu thô đang gây áp lực lên các đồng tiền hàng hóa, dẫn đầu là Krone Na Uy. Tỷ giá EUR/USD đã giảm xuống dưới đường trung bình động MA 100 ngày, trong khi Peso của Mexico chịu nhiều áp lực. Động thái này diễn ra sau khi báo cáo vị thế thị trường của CFTC cho thấy các hợp đồng đặt cược "bullish" MXN tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng, cũng chính là đặt cược cho một chiến thắng của Joe Biden.

Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường đặt cược khả năng giành quyền kiểm soát Thượng viện và Nhà Trắng của đảng Dân chủ chỉ cao hơn 50%. Một kết quả Bầu cử gây tranh cãi hay quá trình kiểm phiếu phải kéo dài có thể là các dấu hiệu tiêu cực cho thấy thời hạn tung ra gói kích thích tài khóa sẽ bị trì hoãn. Fed dường như sẽ không có nhiều động thái, ngay cả khi thị trường biến động bất ngờ hoặc dữ liệu Bảng Lương Phi Nông Nghiệp thứ Sáu tới đây được công bố không mấy tích cực.

Một tuần giao dịch khó khăn nhất trong năm đã bắt đầu với vô vàn các sự kiện quan trọng phía trước: Hãy cùng chờ xem!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin và 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá khi Strategy tăng cường đặt cược vào BTC

Bitcoin giữ vững gần mức 97,000 USD ngay cả khi các nhà giao dịch tiếp tục "tiêu hóa" sự bất ổn kinh tế liên quan đến thuế quan vào thứ Sáu. Hầu hết 10 đồng tiền ảo hàng đầu tăng giá vào thứ Sáu và tâm lý nhà giao dịch crypto được cải thiện. Strategy, trước đây là MicroStrategy, nâng mục tiêu lợi nhuận Bitcoin lên 15 tỷ USD vào năm 2025, cho biết cổ phiếu MSTR là một "đường tắt Bitcoin".
Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan Trump đang bóp nghẹt ngành sản xuất châu Á

Hoạt động sản xuất tại đa số nền kinh tế châu Á suy giảm trong tháng 4, phản ánh phản ứng tiêu cực của doanh nghiệp trước tình trạng nhu cầu sụt giảm và bất định thương mại từ chính sách thuế quan cơ sở 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.
Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường trái phiếu đặt cược vào tác động tiêu cực của thuế quan đối với thị trường việc làm

Giới đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ đang tích cực gia tăng vị thế, dự đoán rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ đó buộc Cục Dự trữ Liên bang phải hạ lãi suất điều hành.
6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

6 hướng đi giúp Fed ứng phó hiệu quả với biến động kinh tế

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thực hiện một cuộc tái cấu trúc quan trọng về phương thức quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi được triển khai hợp lý, đánh giá khung chính sách tiền tệ này có thể tăng cường năng lực của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất ổn chính sách.
Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhập khẩu không phải thủ phạm gây sụt giảm GDP Mỹ!

Quan điểm kinh tế của Donald Trump luôn xem thâm hụt thương mại là yếu tố bất lợi cho tăng trưởng. Quan điểm này dường như được củng cố qua báo cáo GDP gần đây. Ngày 30/4, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố nền kinh tế Mỹ suy giảm 0.3% trong quý I/2025 - đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên trong ba năm qua. Theo Cục này, nguyên nhân chính là "sự gia tăng nhập khẩu, vốn được tính là khoản giảm trừ trong công thức tính GDP". Trước diễn biến này, ông Trump tỏ ra bối rối và quy trách nhiệm cho "hệ quả kéo dài từ chính quyền Biden". Tuy nhiên, dù đây là tin xấu đối với ông, lại là tin tốt cho chính sách kinh tế Trump (Trumponomics) khi các tiêu đề truyền thông lan rộng thông điệp rằng nhập khẩu là gánh nặng của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ