Triển vọng giao dịch toàn cầu: Thị trường tuần tới có gì đặc sắc?

Triển vọng giao dịch toàn cầu: Thị trường tuần tới có gì đặc sắc?

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

13:03 05/09/2022

Triển vọng chứng khoán toàn cầu ảm đạm, các nhà đầu tư bán tháo tài sản rủi ro do lo ngại suy thoái xảy ra khi các NHTW trên thế giới tập trung tăng mạnh lãi suất.

Quay trở lại câu chuyện cuối tuần trước, chứng khoán Mỹ mở cửa tăng nhẹ sau tin tức báo cáo NFPs. Hoa Kỳ đón nhận thêm 315 nghìn lao động mới trong tháng 8 (tăng nhẹ so với dự báo đồng thuận của thị trường). Dữ liệu tiền lương rất đáng khích lệ đối với triển vọng lạm phát của Hoa Kỳ. XAU/USD phục hồi hôm thứ 6 dù giảm gần 1.5% suốt tuần.

Các nhà giao dịch cảnh giác khi nắm giữ các tài sản rủi ro trong suốt kỳ nghỉ lễ kéo dài đến hết thứ Hai tại Mỹ. Lợi suất khu vực đồng EUR tăng vọt trong bối cảnh ECB dự kiến tăng 75bps lãi suất cơ bản trong cuộc họp chính sách vào thứ Năm tới, với giao dịch hoán đổi chỉ số qua đêm (OIS) chạm ngưỡng 62.8%.

Giá khí đốt tự nhiên của Hà Lan giảm mạnh, kéo theo lo ngại về nguồn cung khan hiếm. Theo dữ liệu AGSI của GIE, kho dự trữ khí đốt của Liên minh châu Âu đã tăng lên hơn 80% tính đến ngày 31 tháng 8. Đây là dấu hiệu tích cực cho các quốc gia EU trước khi mua đông đến, thúc đẩy nhu cầu năng lượng.

Nga tạm dừng hoạt động của đường ống Nord Stream 1 để bảo trì kỹ thuật. Các nước châu Âu e ngại Gazprom có thể kéo dài thời gian bảo trì đường ống Nord Stream 1 trong bối cảnh các nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu và giá khí đốt tăng cao kỷ lục do Nga thực hiện các biện pháp thắt chặt nguồn cung.

Đô la Canada giảm so với Đồng bạc xanh, USD/CAD đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2020 trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. BoC dự kiến nâng lãi suất cho vay lên 3.25% (vượt quá ngưỡng trung lập 2-3% mà Thống đốc Tiff Macklem từng đề cập), khiến CAD chịu nhiều áp lực.

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ đưa ra quyết định lãi suất vào ngày 6 tháng 9. AUD giảm khoảng 1% trong tuần trước do diễn biến giá quặng sắt tại Trung Quốc không mấy khả quan. Kim loại này giảm gần 10%, đẩy kim loại xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2021. Các nhà đầu tư định giá mức tăng 50bps trong cuộc họp RBA sắp tới bất chấp tỷ lệ lạm phát của quốc đảo vẫn ở mức cao kỉ lục (6.1%). Triển vọng kinh tế Trung Quốc khá mơ (do ảnh hưởng của của Covid 19) khiến Úc và thị trường Châu Á - Thái Bình Dương chịu sóng gió trong thời gian tới.

usd vs currencies, gold chart

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.