Tiền lương thực tế của Nhật Bản giảm tháng thứ 26 liên tiếp do áp lực lạm phát đè nặng

Tiền lương thực tế của Nhật Bản giảm tháng thứ 26 liên tiếp do áp lực lạm phát đè nặng

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

08:34 08/07/2024

Tiền lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát của Nhật Bản đã giảm trong tháng 5, ghi nhận tháng giảm thứ 26 liên tiếp, làm nổi bật nỗi đau lạm phát đang gây áp lực lên chi tiêu hộ gia đình, đồng thời phức tạp thêm nỗ lực bình thường hóa chính sách tiền tệ của BoJ.

Dữ liệu của chính phủ hôm thứ 2 cho thấy tiền lương thực tế đã giảm 1.4% trong tháng 5, cao hơn so với mức giảm 1.2% của tháng 4, do đồng Yên suy yếu và giá hàng hóa tăng lên đã đẩy chi phí nhập khẩu lên cao.

Tuy nhiên, cũng có những dữ liệu tích cực. Lương cơ bản tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 5, mức đỉnh kể từ tháng 1 năm 1993, khoảng thời gian bong bóng tài sản của Nhật Bản vỡ tung.

Điều này đến từ mức tăng khổng lồ được người lao động và ban quản lý đồng ý tại các cuộc đàm phán lao động hàng năm.

Năm nay, các công ty Nhật Bản đã đưa ra mức tăng lương 5.1%, điều chưa từng thấy trong 33 năm.

Tiền lương danh nghĩa, tổng thu nhập tiền mặt trung bình của mỗi công nhân, tăng 1.9% lên 297,151 Yên (1,850 USD), cao hơn mức 1.6% của tháng trước và đạt tốc độ cao nhất trong 11 tháng.

Tại Nhật Bản, cứ 10 công nhân thì có 7 người làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ - những công ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc kết chuyển sang giá đầu ra.

Bộ Lao động cho biết, mức tăng lương tại các công ty có từ 30 nhân viên trở lên đã tăng nhanh hơn lạm phát lần đầu tiên sau 26 tháng, tuy vậy khi tính cả các công ty rất nhỏ có từ 5 công nhân trở lên, mức tăng lương vẫn chậm hơn lạm phát.

Dữ liệu của Bộ lao động cho thấy lương làm thêm giờ đã tăng 2.3% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 5, mức tăng đầu tiên sau sáu tháng.

Các nguồn tin cho biết rằng BoJ sẽ nhấn mạnh việc mức lương đang tăng trong một báo cáo sẽ được công bố vào cuối tháng này, một xu hướng củng cố khả năng tăng lãi suất sớm.

Nhưng dữ liệu hôm thứ 6 cho thấy chi tiêu hộ gia đình bất ngờ giảm trong tháng 5, trong khi số liệu sản lượng kinh tế quý đầu tiên giảm mạnh vào thứ 2, làm phức tạp thêm triển vọng cho bất kỳ động thái nào của BoJ.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

GBP phục hồi so với USD nhờ lạc quan về thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP phục hồi so với USD nhờ lạc quan về thương mại Mỹ-Trung

GBP phục hồi so với USD khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cải thiện nhờ hy vọng về việc hạ nhiệt chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất, trong khi BoE gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới. Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu NFP của Mỹ tháng 4, yếu tố sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính sách tiền tệ của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ