Thị trường năng lượng và hồi kết đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường năng lượng và hồi kết đàm phán hạt nhân Iran

14:44 23/02/2022

Các quan chức ngoại giao Nga và châu Âu đều thống nhất rằng các quá trình đàm phán liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran đã đi tới hồi kết.

Các quan chức ngoại giao Nga và châu Âu đều thống nhất rằng các quá trình đàm phán liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran đã đi tới hồi kết, báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan đối với thị trường năng lượng toàn cầu sau khi những khác biệt giữa các bên được giải quyết.

Quyết định cuối cùng có thể sẽ được đưa ra trong tuần này về việc hồi sinh một thỏa thuận toàn diện, theo thông báo trên Twitter của một số chuyên gia đàm phán của Pháp, Nga và Anh tại Vienna, Áo.

Các bên được kỳ vọng sẽ tham dự một cuộc họp Uỷ ban Liên chính phủ vào cuối tuần, nơi các giải pháp sẽ được thống nhất, theo một quan chức châu Âu,Các bên được kỳ vọng sẽ tham dự một cuộc họp Uỷ ban Liên chính phủ vào cuối tuần, nơi các giải pháp sẽ được thống nhất, theo một quan chức châu Âu..

Chuyên gia đàm phán Stephanie al-Qaq của Anh đăng dòng trạng thái trên Twitter ngày 22/2 cho thấy quá trình đàm phán đang dần đi tới hồi kết. Các nhà đàm phán đã "bám trụ” tại thủ đô của Áo trong hơn 10 tháng qua, với nỗ lực nhằm hồi sinh những thành quả đã đạt được trong năm 2015, qua đó hạn chế khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran thông qua nới lỏng cấm vận. Thoả thuận năm đó đã phần nào đã sụp đổ khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đơn phương rút lui và tái áp đặt các lệnh trừng phạt, khiến Iran trả đũa bằng cách gia tăng các hoạt động hạt nhân.

Sự hồi sinh của thỏa thuận này sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh giá dầu thô tăng lên gần 100 USD/thùng sau khi quan hệ giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng, bên cạnh đó là đà phục hồi các hoạt động kinh tế sau đại dịch. Các nhà sản xuất dầu mỏ lớn cũng đang gặp khó khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng.

Iran là một trong những thành viên có sản lượng dầu thô lớn nhất của OPEC trước khi Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận năm 2015, và nhiều giao dịch viên kỳ vọng rằng nếu như các biện pháp cấm vận được dỡ bỏ, quốc gia này sẽ có thể gia tăng sản lượng dầu xuất khẩu lên 1 triệu thùng/ngày chỉ sau vài tháng.

Iran là quốc gia có trữ lượng khí tự nhiên lớn thứ 2 thế giới, và xếp thứ 4 toàn cầu về trữ lượng dầu mỏ.

Các quan chức ngoại giao Nga đang tích cực làm việc với các đối tác Mỹ và châu Âu nhằm hồi sinh thoả thuận năm 2015, giữa lúc quan hệ song phương diễn biến xấu dần liên quan tới những quyết định của Điện Kremlin về vấn đề Ukraine. Đức, một quốc gia tham gia đàm phán, cho biết họ đang tạm dừng quá trình cấp phép cho một đường ống dẫn khí đốt quan trọng của Nga.

Philippe Errera, đàm phán viên của Pháp, vạch ra những liên hệ giữa cuộc khủng hoảng Ukraine với cuộc đàm phán về vấn đề Iran. Biện pháp ngoại giao nhằm mục đích bảo vệ những quy tắc phi hạt nhân hoá, để "ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khu vực trên một mặt trận mới", ông viết trên Twitter, cáo buộc Nga đang "vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế".

Phía Iran cũng cho biết các nhà đàm phán đã mang về những kết quả lớn, trong khi tiếp tục đưa ra cảnh báo quốc gia này vẫn kỳ vọng sẽ nhận được sự đảm bảo về các mặt kinh tế, pháp lý và chính trị ràng buộc phía Mỹ sẽ không rút lui khỏi thỏa thuận này thêm một lần nữa.

Phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich hôm 19/2, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian cho biết quyết định nằm ở phía còn lại trên bàn đàm phán. Tuy nhiên phía Mỹ liên tục đánh tiếng rằng họ không thể cung cấp những sự đảm bảo đó.

Để các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ, chính phủ Iran đã đồng ý thiết lập lại cơ quan giám sát quốc tế đối với chương trình hạt nhân của quốc gia này, đồng thời phải đưa quá trình làm giàu uranium về một ngưỡng cho phép. Các quan chức ngoại giao cho biết quá trình Mỹ tái gia nhập thoả thuận và sự chấp thuận của Iran sẽ được bao hàm trong một tài liệu dài 20 trang.

Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực hoàn tất thỏa thuận này vì các kỹ sư hạt nhân của Iran đang trong quá trình chạy đua phát triển một chương trình sản xuất nguyên liệu vũ khí chỉ trong vài tuần. Các lệnh cấm vận của Mỹ vẫn chưa thể tách Iran khỏi khả năng xây dựng các thế hệ máy ly tâm mới nhằm làm giàu uranium hoặc có thể tích tụ một số lượng lớn các nguyên liệu tinh chế tiệm cận mức cần thiết cho bom hạt nhân.

Trong khi Iran luôn nhấn mạnh rằng các hoạt động hạt nhân của nước này nhằm mục đích hòa bình, thoả thuận năm 2015 chính là một thước đo tính chính xác của khẳng định đó. Các quan chức Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được kỳ vọng sẽ công bố báo cáo an toàn hạt nhân về Iran quý tiếp theo trước khi các quan chức hội đồng của IAEA nhóm họp vào ngày 7/3.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.