Tháng tồi tệ nhất với đồng Đô la kể từ 2010 cuối cùng đã kết thúc

Tháng tồi tệ nhất với đồng Đô la kể từ 2010 cuối cùng đã kết thúc

22:47 31/07/2020

Tháng 7, đồng đô la Mỹ đã sụt giảm mạnh nhất trong một thập kỷ, đẩy đồng Bảng Anh và đồng Euro lên cao hơn giữa những lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới và bất ổn chính trị đang gia tăng.

Chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ sáu đồng tiền đối ứng, đã giảm 4.3% trong tháng 7, đánh dấu đợt bán tháo tồi tệ nhất kể từ tháng 9 năm 2010. Mặc dù vậy, chỉ số này đã tìm cách hồi phục chút ít vào cuối tháng, tăng khoảng 0.4% vào thứ Sáu.

Chỉ số Nasdaq 100, được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà đầu tư và các quỹ chỉ số lớn, đã tăng 1.7% mở cửa phiên giao dịch thứ Sáu sau khi bốn trong số các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ công bố kết quả kinh doanh hàng quý vào cuối ngày thứ Năm.

Facebook dẫn đầu mức tăng với mức tăng 8%. Apple tăng khoảng 6%, trong khi Amazon tăng 4%. Alphabet, công ty mẹ của Google, giảm 4% sau khi tiết lộ sự sụt giảm doanh số lần đầu tiên từng được ghi nhận.

Matt Stucky, quản lý danh mục đầu tư tại Northwestern Mutual có trụ sở tại Milwaukee, cho biết kết quả hàng quý mạnh mẽ “đến vào thời điểm chúng ta chứng kiến ​​sự sụt giảm GDP mạnh nhất trong đời.”

“Rất ấn tượng”, anh nói thêm. “Một phản ứng tích cực của cổ phiếu là hợp lý.”

Đồng đô la sụt giảm mạnh vào đầu tuần này với các trader lo lắng về sự phục hồi kinh tế ở Mỹ, sau khi sản lượng giảm vào mùa xuân năm nay, khi các vùng rộng lớn của nước Mỹ đối mặt với sự bùng phát coronavirus nghiêm trọng.

Lee Hardman, nhà phân tích tiền tệ tại MUFG cho biết, “dòng tiền bán tháo đồng đô la vẫn không ngừng nghỉ.”

Allison Nathan, một chiến lược gia tại Goldman Sachs cho biết, những dấu hiệu sớm của sự cải thiện tại các nơi khác của nền kinh tế toàn cầu cùng với những rắc rối chính trị của Hoa Kỳ sẽ gây thêm áp lực cho đồng Đô la Mỹ.

Supriya Menon, chiến lược gia đa tài sản tại Pictet Asset Management nói rằng sự thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất – cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế – giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới đã góp phần làm đồng đô la sụt giảm.

“Có nhiều yếu tố ngắn hạn khác ảnh hưởng đến đồng đô la. Đầu tiên là cuộc bầu cử Mỹ. Tiếp theo là số ca nhiễm bệnh ngày càng tồi tệ”, cô nói.

Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ giảm nhẹ xuống dưới 0.54% và giao dịch gần mức thấp nhất mọi thời đại. Lợi suất thực Kho bạc Mỹ (loại bỏ lạm phát từ lợi suất danh nghĩa của trái phiếu) giảm xuống âm 1% vào thứ Sáu, ghi nhận mức thấp kỷ lục mới sau khi vượt qua mức đáy trước đó trong năm 2012.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư cho biết sự sụt giảm của lãi suất Kho bạc là kết quả của một triển vọng ảm đạm đối với nền kinh tế và kỳ vọng về nhiều gói kích thích hơn nữa từ Cục Dự trữ Liên bang.

Vàng hướng về gần mức 2,000 USD /ounce, chỉ thiếu 0.5% ở mức 1,969 USD. Vàng đã tăng 11% trong tháng 7 khi các nhà đầu tư phải đối mặt với lợi nhuận âm sau khi được điều chỉnh lạm phát, của các tài sản trú ẩn như Trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng như nợ của chính phủ Đức và Nhật Bản.

Chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ đã tăng thêm 0.2% vào thứ Sáu khi Chevron và ExxonMobil báo các khoản lỗ lớn theo quý. Cổ phiếu của các công ty dầu mỏ này giảm lần lượt khoảng 4% và 0.4%.

Cổ phiếu châu Âu tăng, với Euro Stoxx 600 tăng 0.5%. London FTSE 100 đã giảm 0.1%.

Tại châu Á-Thái Bình Dương, chỉ số Topix Nhật Bản đã giảm 2.8% trong khi S&P/ASX 200 của Úc giảm 2%. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến đóng cửa cao hơn 0.8%.

Dữ liệu chính thức cho thấy hoạt động của nhà máy Trung Quốc đã tăng lên trong tháng 7, đánh dấu tháng tăng thứ năm liên tiếp. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau Covid-19 có thể sớm chững lại.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Tuần này, thị trường toàn cầu di chuyển như đoàn xe không kính chẳng có đèn pha, và mỗi nhà giao dịch đều hy vọng xe dẫn đầu không lao xuống vực. Với thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang tới gần, thị trường hiện giờ đang theo dõi Washington sát sao nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự leo thang hoặc thoái lui. Con đường phía trước vẫn mơ hồ, nhưng địa hình thì đầy chông gai.
Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Giữa áp lực từ cả Washington lẫn Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nỗ lực định vị EU như một đối tác thương mại chiến lược. Dù không nắm nhiều đòn bẩy, Brussels vẫn có cơ hội tận dụng vị thế trung gian để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại từ cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Lãi suất có thực sự quá cao?

Lãi suất có thực sự quá cao?

Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ