Tại sao JPY sụt giá bất chấp BoJ tăng lãi suất?

Tại sao JPY sụt giá bất chấp BoJ tăng lãi suất?

Nam Bình

Nam Bình

Junior Editor

16:45 25/03/2024

Việc Nhật Bản tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007 là một động thái đánh dấu sự thay đổi lịch sử trong chính sách tiền tệ.

Hiện tại, giới quan chức Nhật Bản đang bàn luận về việc có nên can thiệp để hỗ trợ đồng tiền này hay không. USDJPY chạm mức 151.86 vào thứ sáu, đây là mức cao nhất trong năm nay và gần chạm ngưỡng khiến chính phủ phải can thiệp vào năm 2022. JPY cũng chạm đáy nhiều năm so với Euro và AUD vào tuần trước.

Dù việc JPY yếu hơn hỗ trợ cho ngành xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng việc này có thể gây áp lực lên các hộ gia đình do chi phí nhập khẩu tăng.

Đây là những lý do khiến đồng JPY bị bán tháo:

BOJ TĂNG LÃI SUẤT ĐÃ NẰM TRONG DỰ BÁO

Các báo cáo tin tức, bao gồm cả từ Reuters, đã báo trước việc BoJ sẽ chính thức loại bỏ lãi suất âm trong quá trình ngân hàng đưa ra quyết định này. Các điều kiện tài chính cũng ủng hộ dự báo này, với mức lương tăng mạnh cho thấy lạm phát bền vững cũng như việc thực hiện chính sách lãi suất âm hoặc hạn chế lợi suất trái phiếu chính phủ không còn cần thiết nữa.

Patrick Hu, một nhà giao dịch tiền tệ trong nhóm G10 tại Citi ở Singapore, tập trung vào JPY, đã cho biết: “Sự kiện này hoàn toàn nằm trong dự đoán nên thị trường đã định giá rất chính xác trước khi sự kiện diễn ra”.

JPY đã giảm hơn 1% vào ngày công bố.

GIAO DỊCH CARRY TRADE

JPY là đồng tiền có lãi suất thấp nhất trong nhóm G10, là tài sản lý tưởng để carry trade.

Với quyết định lãi suất của BoJ và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới trong tuần trước, các nhà đầu tư vốn cắt giảm các giao dịch này trước đó đang bắt đầu ''xây lại'' vị thế của họ. Nhà đầu tư kỳ vọng rằng lãi suất của Nhật Bản sẽ không tăng lên từ đây, trên thực tế là để có thêm dư địa cho các giao dịch carry trade.

Lãi suất ngắn hạn của Nhật Bản được giữ dưới 0.1% và được dự kiến tăng thêm khoảng 20 bps nữa trong năm nay.

Lãi suất quỹ liên bang của Mỹ được duy trì trong phạm vi 5.25-5.5%. Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ-Nhật Bản kỳ hạn 10 năm lên dến gần 350 bps.

DÒNG VỐN ĐẦU TƯ

Triển vọng lãi suất cũng khiến các nhà đầu tư lớn của Nhật Bản chuộng các đồng tiền nước ngoài hơn bởi lợi nhuận cao hơn. Các nhà đầu tư Nhật Bản nắm giữ khoảng 3 nghìn tỷ USD trái phiếu nước ngoài và giao dịch JPY.

Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản và Bảo hiểm Bưu điện Nhật Bản, hai trong số những tổ chức tài chính lớn nhất, nói với Reuters rằng danh mục đầu tư của họ sẽ không thay đổi nhiều để đáp ứng với sự thay đổi chính sách của BoJ.

RỦI RO CAN THIỆP

USDJPY đang chạm mức 151.27, rất gần với mức 151.94 vốn đã khiến chính phủ Nhật Bản phải can thiệp vào năm 2022. Thị trường dường như lo ngại việc vượt qua mốc 152, mặc dù các nhà chức trách đã nhấn mạnh rằng họ không nhắm vào các mức cụ thể mà là các động thái đầu cơ.

"Tình hình hiện tại phức tạp hơn, đặc biệt là khi USD không ở trong trạng thái bong bóng như giai đoạn tháng 10-11 năm 2022. Vì vậy, rủi ro ở đây là Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ phải can thiệp để hỗ trợ đồng JPY tuy nhiên rất khó đem lại hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới JPY và các loại tiền tệ khác."

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ