JPY có thể hạn chế đà giảm do nhà đầu tư thận trọng trước rủi ro can thiệp từ chính quyền Nhật. Dữ liệu cho thấy BoJ đã tham gia thị trường ngoại hối liên tiếp vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước.
Tuần trước, Nhật Bản dường như đã liên tiếp can thiệp vào thị trường tiền tệ. Điều này cho thấy một thách thức lớn mà các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt: làm sao để chọn đúng thời điểm can thiệp, vừa giữ cho các nhà giao dịch luôn cảnh giác, vừa không làm giảm hiệu quả của những lần can thiệp.
Phát biểu trên Bloomberg Television vào thứ Tư, Kono Taro đã nhấn mạnh những vấn đề phát sinh do đồng Yên suy yếu, bao gồm cả tác động lên giá cả trong nước. Kono cho biết mặc dù đồng Yên yếu có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhưng lợi ích đối với đất nước hiện bị hạn chế vì nhiều công ty Nhật Bản có cơ sở sản xuất ở nước ngoài.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết Nhật Bản sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp nhằm chống lại những biến động quá mức trên thị trường tiền tệ, điều này khiến thị trường luôn cảnh giác về khả năng can thiệp để hỗ trợ đồng Yên.
Đồng Yên Nhật (JPY) tiếp tục giảm vào ngày thứ Ba, các nhà đầu tư giữ thái độ thận trọng sau khi đồng tiền này tăng vọt khoảng 2% trong tuần trước do nghi ngờ có sự can thiệp từ Nhật Bản. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đề cập rằng lạm phát đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu một cách bền vững.
USD/JPY đã tăng khi thị trường thận trọng hơn do vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Bảy. Các nhà phân tích suy đoán rằng nếu sự kiện này thúc đẩy cơ hội của Trump trong cuộc bầu cử sắp tới, USD và lợi suất TPCP Mỹ có thể sẽ tăng.
USD/JPY đã trải qua cú sụt giảm mạnh hơn 400 pips chỉ trong vòng 30 phút vào tối qua, chạm mức thấp 157.42, sau khi báo cáo CPI tháng 6 của Mỹ cho thấy áp lực lạm phát giảm mạnh hơn dự kiến. Diễn biến này đồng thời cũng khiến thị trường "đoán già đoán non" về động thái can thiệp đến từ chính phủ Nhật Bản.
USD/JPY phục hồi nhẹ sau phiên lao dốc và đang dao động quanh mức 159.00. Cặp tiền đã biến động mạnh trong phiên trước đó giữa những nghi ngờ có can thiệp ngoại hối từ phía Nhật Bản. Các nhà giao dịch vẫn duy trì trạng thái cảnh giác cao độ giữa những rủi ro tiềm ẩn về khả năng can thiệp thêm.
Quan chức Nhật Bản tiếp tục khiến thị trường phải “đoán già đoán non” về việc liệu Tokyo có can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng Yên hay không, đồng thời phủ nhận tin tức cho rằng một quan chức chính phủ đã xác nhận sự can thiệp.
JPY có một phiên giao dịch đầy biến động, nguyên nhân có thể là do CPI Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 6, làm dấy lên đồn đoán rằng Tokyo đã tận dụng cơ hội này để can thiệp, hỗ trợ JPY thoát khỏi mức thấp nhất trong 38 năm.