Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống mức tồi tệ nhất trong 5 quý do doanh số bán lẻ chậm lại, gây áp lực buộc Bắc Kinh phải củng cố niềm tin tại cuộc họp chính sách 5 năm một lần diễn ra trong tuần này.
Theo các cuộc khảo sát hôm thứ Ba, chi tiêu của Anh giảm trong tháng 6 do thời tiết xấu. Điều này làm trầm trọng thêm những dấu hiệu gần đây, về tốc độ tăng trưởng kinh tế ảm đạm, mà chính phủ mới của Đảng Lao động đã hứa sẽ thúc đẩy.
EUR/USD giao dịch với sắc thái trì trệ quanh mức 1.0700 do thị trường thiếu vắng động lực trước các đợt công bố dữ liệu quan trọng. Thứ Tư có phần vắng bóng dữ liệu và nhà đầu tư đang hướng tâm trí đến lịch trình dữ liệu dày đặc hơn vào hai ngày tới.
NZD/USD tăng chạm mức 0.6148 sau khi dữ liệu GDP của New Zealand được công bố cho thấy nước này đã thoát khỏi suy thoái nhưng rồi lại quay đầu giảm ngay sau đó, trong khi dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ vào tuần trước vẫn kìm hãm đồng USD.
EUR/USD đang đi ngang trên mốc hỗ trợ quan trọng 1.0700 khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về lộ trình lãi suất của Fed và ECB. Các nhà hoạch định chính sách ECB vẫn lo ngại về lạm phát dai dẳng trong lĩnh vực dịch vụ, trong khi thị trường vẫn nuôi hy vọng Fed sẽ giảm lãi suất hai lần trong năm nay.
GBP/USD gần như đi ngang trong phiên Á sáng thứ Tư, quanh mốc 1.2700. Điểm tích cực là cặp tiền vẫn giao dịch trên mức thấp nhất một tháng chạm vào thứ Sáu tuần trước. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao dữ liệu CPI của Anh để có thêm manh mối dự đoán về động thái tiếp theo của BoE, được công bố vào 13:00 theo giờ Việt Nam.
Doanh số bán lẻ của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 5, dữ liệu trong các tháng trước đó cũng đã được điều chỉnh thấp hơn, cho thấy căng thẳng tài chính đang lớn hơn đối với người tiêu dùng.
Tốc độ mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 5 và chi tiêu bán lẻ cao hơn dự kiến, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hồi phục một cách cân bằng hơn.
NZD/USD giảm nhẹ ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới. Dữ liệu kinh tế Trung Quốc không mấy khả quan đã làm gia tăng áp lực lên đồng Kiwi, trong khi đồng USD lại được củng cố bởi lập trường "diều hâu" của Fed.
Doanh số bán lẻ của Đức trong tháng 4 đã giảm 1.2% so với tháng trước đó, làm giảm kỳ vọng về việc chi tiêu của người tiêu dùng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Dự trữ cho biết lạm phát ở Úc đang cho thấy sự dai dẳng và áp lực đè lên tài chính của một số hộ gia đình, đồng thời nhấn mạnh các giới hạn đối với việc tăng lãi suất.
Doanh số bán lẻ của Úc gần như đi ngang trong tháng 4 do lãi suất và lạm phát vẫn tăng cao. Điều này khuyến khích các hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn.
Đây là một tuần quan trọng nữa đối với đồng AUD, với doanh số bán lẻ và số liệu lạm phát có thể khiến RBA cân nhắc điều chỉnh chính sách. Trong phiên hôm nay, niềm tin tiêu dùng của Mỹ và các bài phát biểu của thành viên FOMC cũng cần được xem xét.