Phát biểu trên Bloomberg Television vào thứ Tư, Kono Taro đã nhấn mạnh những vấn đề phát sinh do đồng Yên suy yếu, bao gồm cả tác động lên giá cả trong nước. Kono cho biết mặc dù đồng Yên yếu có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhưng lợi ích đối với đất nước hiện bị hạn chế vì nhiều công ty Nhật Bản có cơ sở sản xuất ở nước ngoài.
Thị trường năm nay vẫn tuân theo cùng một quy luật đã diễn ra trong phần lớn năm 2023: bất kể tin tức gì, cổ phiếu và tín dụng luôn tăng vọt. Nhưng ngày càng có nhiều lý do để nghi ngờ liệu mô hình này có thể tiếp tục duy trì hay không.
Dữ liệu lạm phát hạ nhiệt đang cho phép Fed bắt đầu cân nhắc việc nới lỏng lãi suất, nhưng thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, giúp họ không cần phải vội vàng đưa ra quyết định, chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Pierre-Olivier Gourinchas cho biết.
Vàng tiếp tục thăng hoa, vượt đỉnh lịch sử 2,450 USD vào đêm qua và sáng sớm nay đã chạm đến mốc 2,470 USD/ounce. Kim loại quý này bất ngờ tăng giá bất chấp đồng USD phục hồi, vốn được hỗ trợ bởi dữ liệu bán lẻ Mỹ tốt hơn dự kiến. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm duy trì sắc đỏ quanh mức 4.2% cũng thúc đẩy đà tăng của vàng.
AUD/USD tạm dừng chuỗi giảm hai phiên, giao dịch quanh 0.6730 tại thời điểm viết bài. Dữ liệu thị trường lao động của Úc sẽ quyết định diễn biến ngắn hạn và có thể khiến RBA hawkish hơn.
Rabobank nhận định, EUR/CHF có thể giảm chạm mốc 0.9600 trong vòng 1 đến 3 tháng tới. Nguyên nhân chính cho xu hướng này là nhu cầu gia tăng đối với CHF như một kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh tiềm ẩn những thách thức về mặt kinh tế tại Eurozone cùng với bất ổn chính trị vẫn hiện hữu.
Mặc dù có những lo ngại gần đây, S&P 500 vẫn duy trì trong một xu hướng tăng mạnh, bất chấp rủi ro điều chỉnh giảm trong ngắn hạn. Bài phân tích này trình bày bức tranh tổng quát về mặt kỹ thuật, đi kèm một số yếu tố cơ bản then chốt với S&P 500 và cung cấp góc nhìn chi tiết về hướng đi tiếp theo của chỉ số, cùng với các cơ hội đầu tư, bởi những đợt điều chỉnh ngắn hạn có thể mở ra cơ hội mua mạnh.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết Nhật Bản sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp nhằm chống lại những biến động quá mức trên thị trường tiền tệ, điều này khiến thị trường luôn cảnh giác về khả năng can thiệp để hỗ trợ đồng Yên.
Sau khi ông Powell từ chối đưa ra bất kỳ gợi ý nào vào ngày hôm nay về thời điểm Fed đưa ra động thái tiếp theo, ông đã đề cập rằng ba chỉ số lạm phát gần đây nhất đã "tăng thêm niềm tin". Thị trường đang chuyển sang suy đoán về thời điểm cắt giảm lãi suất, thay vì liệu có thể cắt giảm hay không.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết dữ liệu kinh tế quý 2 đã mang lại niềm tin lớn hơn cho các nhà hoạch định chính sách rằng lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2% của ngân hàng này, có thể mở đường cho việc cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn.
NZD/USD chịu áp lực bán sau khi chỉ số nhà quản lý dịch vụ (PSI) của Business NZ giảm xuống 40.2 trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp. Đây là mức hoạt động thấp nhất kể từ khi các biện pháp phong tỏa COVID-19 được dỡ bỏ. Dữ liệu này cho thấy sự suy yếu trong lĩnh vực dịch vụ của New Zealand, gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế của đất nước.
Nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 5.1% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm do nhu cầu tiêu dùng trì trệ, nhấn mạnh kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ cần tung ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn.