S&P 500, Nasdaq 100 suy yếu trước thềm kết quả CPI. Hướng đi nào cho thị trường chứng khoán Mỹ?

S&P 500, Nasdaq 100 suy yếu trước thềm kết quả CPI. Hướng đi nào cho thị trường chứng khoán Mỹ?

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

11:24 10/08/2022

Chứng khoán Mỹ giảm điểm hôm thứ Ba do lo ngại tăng trưởng kinh tế không ổn định và lạm phát tăng vọt. S&P 500 đóng cửa, giảm 0.42% xuống còn 4,122 phiên thứ hai liên tiếp trong khi Nasdaq 100 giảm 1.15%, chạm ngưỡng 13,008 do triển vọng báo cáo thu nhập từ Tesla và Nvidia ảm đạm.

Mọi con mắt đang hướng đến dữ liệu CPI Hoa Kỳ được công bố trong hôm nay, dự kiến tăng 0.2% m/o/m chạm ngưỡng 6.1%. Với kết quả này, lạm phát hàng năm có thể giảm từ 9.1% xuống 8.7% y/o/y, một sự cải thiện không quá lớn nhưng là nỗ lực đáng hoan nghênh. Đây có thể là động lực để Fed tiếp tục duy trì lập trường hawkish, ít nhất là đến cuối năm nay trước khi thực hiện nới lỏng chính sách. Dữ liệu CPI giảm sâu có thể giúp kích hoạt tâm lí risk-on trên thị trường, các tài sản rủi ro được hưởng lợi. Nếu kịch bản tiêu cực xảy ra, cổ phiếu có thể bị bán tháo dữ dội khi các nhà đầu tư bắt đầu định giá con đường tăng lãi suất quyết liệt hơn.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NASDAQ 100

Nasdaq 100 hiện giảm trở lại, không thể break qua kháng cự trong khu vực 13,350. Trong khi xu hướng phục hồi vẫn chưa bị vô hiệu, tình hình có thể thay đổi nếu phe bán đẩy Nasdaq 100 xuống dưới mốc tâm lý 13,000. Nếu kịch bản này xảy ra, giá có thể di chuyển về phía 12,600, sau đó là việc kiểm tra lại mức sàn 12,250 gần đường MA 50 ngày. Ngược lại, nếu phe mua quay trở lại thị trường, kháng cự tiềm năng có thể xuất hiện tại 13,350. Một break qua khu vực này có thể thúc đẩy đà tăng, mở đường cho vùng 13,550.

BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT NASDAQ 100

NDX nasdaq 100 technical chart

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các quan chức Fed phản đối việc cắt giảm lãi suất trong tháng 7, nhưng USD vẫn chịu áp lực giảm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các quan chức Fed phản đối việc cắt giảm lãi suất trong tháng 7, nhưng USD vẫn chịu áp lực giảm

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực mạnh giữa tuần, trở thành đồng tiền yếu nhất trong nhóm các đồng tiền chủ chốt. Mặc dù Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman và Thống đốc Christopher Waller đưa ra tín hiệu ôn hòa, mở ra khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 7, nhưng kỳ vọng này đã giảm nhiệt sau khi nhiều quan chức Fed khác lên tiếng thận trọng, phản đối khả năng nới lỏng sớm. Thị trường hiện chỉ còn định giá dưới 20% khả năng cắt giảm trong tháng 7.
Khẩu vị rủi ro duy trì, tín hiệu dovish từ chủ tịch Fed khiến USD tiếp tục suy yếu, giữ cho vàng ổn định
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Khẩu vị rủi ro duy trì, tín hiệu dovish từ chủ tịch Fed khiến USD tiếp tục suy yếu, giữ cho vàng ổn định

Fed phát tín hiệu dovish khiến USD suy yếu, trong khi tâm lý ưa rủi ro gia tăng nhờ căng thẳng Israel-Iran hạ nhiệt. Giá dầu lao dốc xóa sạch phần tăng do xung đột, còn vàng phục hồi nhẹ từ đường trung bình 50 ngày nhờ đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu giảm.
Thị trường giảm lo ngại suy thoái khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Thị trường giảm lo ngại suy thoái khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Thị trường chứng khoán đã phản ứng tích cực trước thông tin Tổng thống Donald Trump đã cảm ơn Iran vì đã thông báo trước với Mỹ về cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Mỹ tại Qatar, khi khả năng Iran phong tỏa Eo biển Hormuz – một điểm nóng chiến lược toàn cầu – giảm mạnh. Theo dữ liệu từ Polymarket.com, xác suất kịch bản phong tỏa xảy ra đã giảm từ 60% vào Chủ nhật xuống chỉ còn 16%.
Phát biểu dovish của quan chức Fed và kỳ vọng ngừng bắn khiến đồng USD lao dốc khi khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Phát biểu dovish của quan chức Fed và kỳ vọng ngừng bắn khiến đồng USD lao dốc khi khẩu vị rủi ro phục hồi

Đồng USD giảm mạnh qua đêm và tiếp tục đà suy yếu trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Ba, khi thị trường phản ứng trước những phát biểu mang tính ôn hòa từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng địa chính trị. Phó Chủ tịch Fed, bà Michelle Bowman, cho biết bà sẽ ủng hộ việc cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 7 nếu áp lực lạm phát được kiểm soát và dữ liệu thị trường lao động tiếp tục yếu đi. Những nhận định này nối tiếp quan điểm tương tự từ Thống đốc Christopher Waller tuần trước, cho thấy phe ôn hòa trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đang ngày càng chiếm ưu thế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ