RBA quyết định giữ nguyên lãi suất vào tháng 6, vì đâu đến nỗi?

RBA quyết định giữ nguyên lãi suất vào tháng 6, vì đâu đến nỗi?

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

10:10 02/07/2024

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) nhận thấy việc giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 12 năm qua là một phương án hợp lý do các số liệu gần đây chưa đủ thuyết phục để thay đổi đánh giá lâu nay của NHTW rằng lạm phát sẽ trở về mục tiêu vào năm 2026.

Theo biên bản cuộc họp ngày 17-18/6 được công bố hôm thứ Ba, Hội đồng quản trị đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35%, đồng thời nhấn mạnh phải "cảnh giác" trước các rủi ro lạm phát. RBA khẳng định lại rằng "khó có thể loại trừ" khả năng điều chỉnh chính sách trong tương lai.

Hội đồng vẫn có thể đạt được mục tiêu đưa lạm phát về mức mong muốn trong thời gian hợp lý mà không ảnh hưởng nhiều tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, con đường này đang trở nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh kinh tế đầy bất ổn hiện nay, các quan chức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi sát sao những diễn biến từ các số liệu kinh tế.

Quan điểm hawkish của Ngân hàng Dự trữ Úc đã bắt đầu có tác động

Biên bản cuộc họp này đã làm sáng tỏ tại sao việc NHTW có thể tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt tại cuộc họp tới. Điều này xuất phát từ việc một thước đo liên quan tới giá tiêu dùng cho thấy lạm phát đã tăng lên 4% trong tháng 5, vượt xa mục tiêu 2-3% của NHTW. Báo cáo chi tiết hàng quý sẽ được công bố vào ngày 31/7.

Trước khi biên bản được công bố, thị trường tài chính đã định giá 60% khả năng lãi suất sẽ được nâng lên 4.6% trong năm nay.

Lạm phát tại Úc vẫn ở mức dai dẳng

Triển vọng về việc nhanh chóng gỡ bỏ các biện pháp thắt chặt chưa từng có trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hậu đại dịch đang dần tan biến. Các NHTW lo ngại về áp lực giá tiêu dùng sẽ còn dai dẳng, dự kiến sẽ giảm lãi suất từ từ và thận trọng hơn, khác xa với tốc độ tăng trước đó.

Khi thảo luận về khả năng tăng lãi suất, các thành viên Hội đồng RBA nhận thấy nhu cầu trong nước vẫn giữ vững tốt hơn dự kiến. Hội đồng cũng ghi nhận triển vọng toàn cầu cải thiện có thể hỗ trợ nền kinh tế xuất khẩu của Úc, trong khi dữ liệu gần đây cho thấy một số rủi ro tăng giá đối với dự báo mới nhất của RBA.

Biên bản cho thấy, lý do tăng lãi suất có thể thuyết phục hơn nếu các thành viên nhận định rằng tổng nguồn cung trong nền kinh tế có khả năng bị hạn chế nhiều hơn so với dự đoán. Biên bản cũng chỉ ra rằng tăng trưởng năng suất vẫn đang ở mức rất thấp.

Các thành viên cũng lưu ý rằng phần bù rủi ro hàm ý trên thị trường cho thấy nguy cơ lạm phát kỳ vọng tăng cao đang lan rộng.

Mục tiêu của RBA nhằm duy trì mức tăng gần đây trên thị trường lao động cùng với dữ liệu kinh tế trái chiều là lý do chính khiến Hội đồng giữ nguyên lãi suất.

Dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Úc đang chậm lại với GDP bình quân đầu người giảm, trong khi doanh số bán lẻ hạ nhiệt phản ánh tâm lý tiêu dùng ảm đạm. RBA dự kiến chi tiêu hộ gia đình sẽ tiếp tục yếu trong năm nay và ghi nhận "bằng chứng rõ ràng về việc nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn tài chính."

Đồng thời, thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, khiến các nhà hoạch định chính sách lạc quan rằng họ có thể tạo ra một cuộc hạ cánh mềm - giảm lạm phát đồng thời giữ vững tỷ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan của Trump: Vũ khí hai mặt đe dọa tiêu diệt chính xuất khẩu Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thuế quan của Trump: Vũ khí hai mặt đe dọa tiêu diệt chính xuất khẩu Mỹ

Giới nghiên cứu kinh tế học thường phải đối mặt với những chỉ trích về việc phát triển các mô hình phức tạp và phương pháp thống kê tinh vi chỉ để chứng minh những điều mà công chúng đã nhận thức từ lâu. Tuy nhiên, ở chiều sâu bản chất, kinh tế học sở hữu những công cụ phân tích độc đáo, có khả năng chỉ ra rằng các cơ chế kinh tế có thể vận hành theo những quỹ đạo hoàn toàn ngược với trực giác thông thường và đầy tính nghịch lý - những tri thức nền tảng mà nếu thiếu vắng, các nhà hoạch định chính sách có nguy cơ theo đuổi các giải pháp dẫn đến kết quả hoàn toàn trái ngược với mục tiêu ban đầu. Trong số các phân ngành kinh tế học, lý thuyết thương mại quốc tế nổi bật với sự phong phú đặc biệt về những phát hiện mang tính đột phá này.
Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Mỹ - Anh đạt thỏa thuận thuế nhập khẩu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau khi Mỹ - Anh đạt thỏa thuận thuế nhập khẩu

Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận đà tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày hôm nay, phản ứng tích cực sau thông báo của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc đạt được thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh, cùng với tín hiệu khả quan về việc có thể giảm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trong trường hợp các cuộc đàm phán sắp tới đạt được kết quả thuận lợi.
Vấn đề "Ai nhượng bộ trước trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung" - Liệu có quan trọng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vấn đề "Ai nhượng bộ trước trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung" - Liệu có quan trọng?

Chuyến công du đến Thụy Sĩ của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer nhằm hội đàm với giới chức Trung Quốc vào cuối tuần này đánh dấu một trong những biểu hiện đầu tiên của sự hợp lý hóa trong cuộc chiến thuế quan mang tính hủy hoại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Chiến lược gia hàng đầu JPMorgan nhận định giá vàng sẽ vượt 4,000 USD/oz vào năm tới bất chấp triển vọng GDP tích cực
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chiến lược gia hàng đầu JPMorgan nhận định giá vàng sẽ vượt 4,000 USD/oz vào năm tới bất chấp triển vọng GDP tích cực

Chiến lược đa dạng hóa địa lý và tiền tệ được Grace Peters, Giám đốc Chiến lược Đầu tư Toàn cầu tại JPMorgan, nhận định là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp nhà đầu tư thành công trong môi trường thị trường hiện tại. Bà dự báo giá vàng sẽ chinh phục mốc 4,000 USD/oz trong kịch bản cơ sở khi GDP Hoa Kỳ và toàn cầu duy trì đà tăng trưởng trong 12 tháng tới.
Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái

Thị trường đang kỳ vọng vào sự yên ổn thuế quan để ổn định, nhưng thực tế là thuế quan dù không gây suy thoái ngay lập tức, vẫn âm thầm làm suy yếu nền kinh tế Mỹ. Với ảnh hưởng kéo dài đến cạnh tranh và đổi mới, thuế quan là một chính sách tồi, và sự im lặng của giới kinh tế sẽ chỉ làm trầm trọng thêm hậu quả về lâu dài.
Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu

Putin và Tập Cận Bình gặp nhau tại Moscow, tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược và cùng thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu. Hai bên thảo luận về hợp tác kinh tế, năng lượng và các vấn đề toàn cầu như chiến tranh, BRICS và G20. Thương mại Nga - Trung đạt kỷ lục 245 tỷ USD trong năm 2024 giữa bối cảnh phương Tây trừng phạt Moscow.
Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán

Trung Quốc tái khẳng định Mỹ cần dỡ bỏ thuế quan đơn phương để mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Trong khi đó, Tổng thống Trump tuyên bố chưa sẵn sàng giảm thuế, cho thấy lập trường cứng rắn từ cả hai phía. Cuộc gặp tại Thụy Sĩ vào cuối tuần có thể hé lộ khả năng tháo gỡ căng thẳng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ