Quan chức FX Nhật Bản cảnh báo: Không loại trừ biện pháp nào khi đồng Yên trượt giá

Quan chức FX Nhật Bản cảnh báo: Không loại trừ biện pháp nào khi đồng Yên trượt giá

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

08:55 11/04/2024

Quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản cảnh báo rằng, các nhà chức trách sẽ xem xét tất cả các lựa chọn của họ đối với thị trường ngoại hối và sẵn sàng ứng phó với bất kỳ sự kiện nào sau khi đồng yên giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Cho dù điều này có liên quan đến can thiệp tiền tệ hay không, thì chính quyền chúng tôi luôn sẵn sàng cho mọi tình huống,” Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế Masato Kanda nói với các phóng viên vào sáng thứ Năm.

USDJPY chạm mức 153.24 sau khi chỉ số CPI của Mỹ cho thấy lạm phát tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 3, đẩy lùi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong năm nay. Chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản là yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng 4 bps lên 0.835%, mức cao nhất kể từ tháng 11, sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt vào thứ Tư.

Đồng Yên suy yếu vượt mức cần được can thiệp trước đó

Chứng khoán Nhật Bản giảm ngày thứ hai liên tiếp, do triển vọng của Fed làm giảm nhu cầu của nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro hơn. Chỉ số Nikkei 225 giảm tới 1.3% trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Năm.

Các quan chức Nhật Bản đã nhiều lần nói rằng họ không kiểm soát giới hạn cụ thể của tỷ giá USDJPY, mà họ đang chú ý tới những biến động quá mức trên thị trường. Đó là lập trường giúp họ biện minh cho việc can thiệp vào thị trường, mà vẫn tuân thủ được phần lớn các thỏa thuận quốc tế là thị trường sẽ tự xác định mức tỷ giá hối đoái.

Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường ba lần vào năm 2022 để hỗ trợ JPY sau khi USJPY chạm mức 151.95. Tokyo đã chi hơn 60 tỷ USD cho chiến dịch đó mà không bị các đồng minh quốc tế chỉ trích, bao gồm Mỹ.

Các nhà giao dịch cho biết, rất ít quỹ đầu tư ngắn hạn sẵn sàng mua đuổi giá cao USDJPY bằng quyền chọn mua, do lo ngại Nhật Bản có thể can thiệp.

Kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiến hành đợt tăng lãi suất đầu tiên trong 17 năm vào tháng trước, USDJPY chủ yếu được giao dịch quanh mức 151. Dữ liệu CPI của Mỹ được công bố đã đẩy tỷ giá cặp tiền này vượt qua ngưỡng 152, chạm mức cao nhất mới trong 34 năm, do các nhà giao dịch cho rằng chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ thu hẹp muộn hơn dự kiến.

Trong bình luận hôm thứ Năm, ông Kanda cho biết biến động tiền tệ quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Mặc dù ông thừa nhận những động thái “quyết liệt” từ đầu năm, nhưng ông không cho rằng đó là quá mức. Ông cũng suýt đưa ra cảnh báo rằng các cơ quan chức năng sẵn sàng thực hiện các biện pháp “táo bạo”, một cách nói rất trực tiếp về việc can thiệp trong những bình luận bằng lời nói của Bộ. “Chúng tôi đang đánh giá biến động của đồng Yên trong đêm một cách toàn diện, tính cả các yếu tố cơ bản. Tôi không thể nhận định liệu nó có quá mức hay không.”

Ông cho biết lợi ích của việc JPY suy yếu đang giảm đi, và những biến động trên thị trường gần đây lại xảy ra liên tục. Ông nói: “Một số người được hưởng lợi và một số người chịu thiệt hại, nhưng điều có thể thấy rõ ràng là, lợi ích đang giảm dần. Điều này không còn đơn giản chỉ là vấn đề về các công ty được hưởng lợi.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng vọt nhờ Trump thua kiện, Nvidia báo cáo lợi nhuận mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng vọt nhờ Trump thua kiện, Nvidia báo cáo lợi nhuận mạnh

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào thứ Năm, với tâm lý thị trường được thúc đẩy bởi phán quyết của tòa án Mỹ chống lại thuế quan thương mại của Tổng thống Donald Trump, cũng như báo cáo lợi nhuận mạnh mẽ từ ông lớn trí tuệ nhân tạo Nvidia.
Fed lo ngại việc mất vị thế "nơi trú ẩn an toàn" sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed lo ngại việc mất vị thế "nơi trú ẩn an toàn" sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bày tỏ lo ngại rằng Mỹ có thể đánh mất vị thế là nơi trú ẩn an toàn của dòng vốn quốc tế — một yếu tố từng giúp bảo vệ nền kinh tế trong những thời kỳ bất ổn. Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ hồi đầu tháng Năm cho thấy các quan chức Fed cảnh báo rằng sự sụt giảm của trái phiếu, cổ phiếu và đồng USD sau các động thái của ông Trump có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với tăng trưởng, việc làm và chi phí vay nợ của chính phủ Mỹ.
Quan chức Akazawa của Nhật Bản tới Mỹ để tham dự vòng đàm phán thuế quan tiếp theo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Quan chức Akazawa của Nhật Bản tới Mỹ để tham dự vòng đàm phán thuế quan tiếp theo

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Nhật Bản, Ryosei Akazawa, đang trên đường tới Washington cho vòng đàm phán thương mại thứ tư với Mỹ, báo hiệu rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục như dự kiến ​​bất chấp phán quyết của tòa án Mỹ tuyên bố thuế quan là bất hợp pháp.