PMI dịch vụ của Nhật Bản tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp trong khi BCI giảm sút

PMI dịch vụ của Nhật Bản tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp trong khi BCI giảm sút

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

08:16 03/10/2024

Theo kết quả khảo sát cá nhân công bố vào thứ Năm, hoạt động của ngành dịch vụ Nhật Bản đã tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp tính đến tháng 9 nhưng tốc độ tăng tháng này đã chậm lại và niềm tin của các doanh nghiệp giảm, từ đó cho thấy áp lực kinh tế đang gia tăng trong bối cảnh ngành sản xuất suy yếu.

Theo dữ liệu của S&P Global Intelligence, chỉ số PMI của ngành dịch vụ giảm xuống 53.1 trong tháng 9 từ mức 53.7 trong tháng 8. Dù thấp hơn mức ước tính sơ bộ là 53.9, chỉ số này vẫn nằm trên ngưỡng 50.0, cho thấy hoạt động của ngành dịch vụ vẫn đang mở rộng. Kết quả trung bình ba tháng tính đến tháng 9 cho thấy đà tăng trưởng liên tục.

Ngành dịch vụ tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này, duy trì đà tăng trưởng và bù đắp phần nào sự suy thoái từ ngành sản xuất đang gặp khó khăn. Trong tháng 9, mức tăng của số lượng đơn hàng mới tại các công ty dịch vụ tiếp tục nằm trong vùng tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp nhờ nhu cầu bền vững từ thị trường.

Mặc dù chỉ số BCI của các doanh nghiệp vẫn ở mức lạc quan, nhưng chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng qua chủ yếu vì sự suy yếu của ngành sản xuất đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các đơn hàng mới.

Theo Usamah Bhatti, nhà kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, việc ngành dịch vụ phản ứng thế nào trong những tháng tới trước các rủi ro kinh tế, bao gồm nền kinh tế trì trệ, sẽ quyết định đến hiệu suất của tổng thể khu vực tư nhân.

Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ 2.9% trong quý hai nhờ các đợt tăng lương liên tục hỗ trợ tiêu dùng. Chi tiêu đầu tư vẫn tiếp tục tăng, nhu cầu từ Trung Quốc suy yếu và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ chậm lại cho thấy sự phục hồi kinh tế từ các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu này còn mất một thời gian dài nữa.

Xuất khẩu đã tăng trưởng hai tháng liên tiếp nhưng tốc độ tăng trong tháng 9 chậm hơn so với tháng 8, với các thị trường chủ chốt như Trung Quốc ghi nhận nhu cầu suy yếu.

Mặc dù tốc độ lạm phát đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng, nhưng nó vẫn cao hơn so với mức trung bình mà khảo sát đã ghi nhận. Điều này chủ yếu là do đồng JPY yếu tạo áp lực lên tiền lương, giá thực phẩm và nguyên liệu nhập khẩu. Các công ty trong ngành dịch vụ vẫn đang tăng giá dịch vụ để bù đắp cho các chi phí cao hơn mà họ phải chịu.

Chỉ số PMI tổng hợp đã giảm xuống 52.0 trong tháng 9, từ mức 52.9 của tháng trước đó.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

GBP phục hồi so với USD nhờ lạc quan về thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP phục hồi so với USD nhờ lạc quan về thương mại Mỹ-Trung

GBP phục hồi so với USD khi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư cải thiện nhờ hy vọng về việc hạ nhiệt chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất, trong khi BoE gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới. Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu NFP của Mỹ tháng 4, yếu tố sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính sách tiền tệ của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ