Phân tích S&P 500: Chứng khoán sẽ tiếp tục suy yếu do chiến tranh, triển vọng kinh tế ảm đạm và Fed?

Phân tích S&P 500: Chứng khoán sẽ tiếp tục suy yếu do chiến tranh, triển vọng kinh tế ảm đạm và Fed?

Bùi Diệu Linh

Bùi Diệu Linh

Junior Analyst

13:00 19/04/2022

Chứng khoán sắp tới có thể rơi vào một tuần đầy biến động trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang. Những dự báo tăng trưởng suy yếu từ IMF có thể cũng sẽ cản trở tài sản rủi ro.

S&P 500 (đồ thị D1)
S&P 500 (đồ thị D1)

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ sẽ có một tuần đầy sóng gió trước tình hình kinh tế khó khăn và căng thẳng địa chính trị. Những rủi ro chính gồm cuộc bầu cử tổng thống Pháp, chiến sự giữa Nga-Ukraine, triển vọng tăng trưởng của IMF, bình luận của các quan chức Fed và những một loạt dữ liệu kinh tế..

Cổ phiếu đã giảm gần 3% trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh cuối tuần. Khối lượng giao dịch thấp vào thứ Hai đã làm tăng độ biến động. Với bối cảnh hiện tại, khả năng cao xu hướng giảm này vẫn sẽ kéo dài suốt tuần cho dù sự lạc quan đang ổn định.

CẬP NHẬT CHIẾN SỰ NGA-UKRAINE

S&P 500 Outlook Bearish on Ukraine War, IMF Outlook, Fed Speak

Lực lượng Nga tiếp tục tiến vào từ phía đông, gây thêm căng thẳng ở thành phố Mariupol. Điện Kremlin đã thông báo cho các binh sĩ Ukraine còn lại rằng nếu họ hạ vũ khí, họ sẽ được an toàn. Tuy nhiên, các quan chức địa phương đã từ chối yêu cầu của Moscow và nói rõ rằng họ sẽ "chiến đấu đến cùng".

Mariupol tiếp tục là thành phố bị bắn phá nặng nề nhất ở Ukraine. Chiếm được thành phố này sẽ là chiến thắng quan trọng cho Điện Kremlin. Vị trí chiến lược của Mariupol như một hành lang trên bộ nối Crimea và vùng Donbas - cũng như cảng trên Biển Azov - khiến nơi này trở thành một ưu tiên hàng đầu. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế yếu kém của Ukraine.

Cuộc xâm lược của Nga cũng đã khiến Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc việc gia nhập NATO, với tỷ lệ ủng hộ tại Phần Lan tăng từ 30% lên hơn 60%. Trong suốt chiều dài lịch sử, Thụy Điển vẫn trung lập với NATO và Nga, nhưng cuộc xâm lược cũng đã khiến quốc gia này phải cân nhắc.

Sự xoay chuyển gần đây của họ đã khiến Nga phản ứng gay gắt. Moscow cảnh báo sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở Biển Baltic nếu một trong hai nước gia nhập NATO. Sắp tới, các nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách sẽ theo dõi rất sát sao Stockholm và Helsinki phản ứng như thế nào.

Sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga tiếp tục đè nặng lên lạm phát. Điều này cùng với việc Libya đóng cửa nhà máy đã khiến giá dầu Brent tăng 1% vào thứ Hai. Để giảm thiểu tác động của giá dầu cao hơn, các quốc gia bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc đã có động thái tăng cường nhập khẩu của Nga.

Trong tương lai gần, các lệnh trừng phạt và gián đoạn nguồn cung hàng hóa sẽ tiếp tục là động lực lớn nhất gây ra bất ổn tài chính.

BẦU CỬ TỔNG THỐNG PHÁP

Tuần trước, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp đã diễn ra. Luật quy định rằng trừ khi một ứng cử viên giành được trên 50% số phiếu bầu, vòng hai sẽ được tổ chức với hai ứng cử viên có nhiều phiếu bầu nhất từ vòng trước. Hai người chiến thắng lần này là tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron và đối thủ quen thuộc, bà Marine Le Pen.

Kết quả ban đầu thuận lợi cho ông Macron, với gần 30% số phiếu ước tính, trong khi bà Le Pen được khoảng 23%. Hai người sẽ có cuộc tranh luận cuối cùng vào thứ Tư, ngày 20/4 trước cuộc bỏ phiếu thứ hai và cuối cùng vào ngày 24/4.

Chỉ số CAC 40 của Pháp đã tăng 0.3% sau khi kết quả vòng đầu tiên được công bố, cho thấy các nhà đầu tư hài lòng với thắng lợi của ông Macron. Tuy nhiên, chỉ số Stoxx 600 của Châu Âu đã giảm 0.7%. Sắp tới, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự biến động cao hơn trên thị trường chứng khoán nếu cuộc đua trở nên căng thẳng.

TRIỂN VỌNG KINH TẾ IMF: BỨC TRANH ẢM ĐẠM

Ngoài Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR) hai năm một lần, IMF dự kiến sẽ công bố triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu. Giám đốc điều hành Kristalina Georgieva thông báo rằng các dự báo cho năm 2022 và 2023 sẽ ảm đạm hơn do chiến tranh Ukraine và lạm phát tăng cao.

Lo ngại về lạm phát đình trệ được đặt lên hàng đầu khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Tác động của COVID-19 lên chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế nói chung vẫn được thấy rõ. Giờ đây, chúng bị khuếch đại bởi căng thẳng Nga-Ukraine. Do đó, các nhà đầu tư đang xem xét kỹ lưỡng bình luận của các ngân hàng trung ương.

CÁC QUAN CHỨC FED PHÁT BIỂU, LỊCH KINH TẾ

Ngoài các bộ trưởng G-20 và lãnh đạo ngân hàng trung ương họp cùng IMF, nhiều quan chức Fed sẽ có các buổi tọa đàm trong tuần. Hơn nữa, Fed sẽ phát hành bản khảo sát Beige Book rất được mong đợi về điều kiện kinh tế.

Ngoài ra, lịch kinh tế tuần này còn có số liệu khởi công nhà ở và yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ. Trong khi đó, Pháp, Đức và Anh sẽ công bố dữ liệu PMI sản xuất sơ bộ. Chỉ số CPI của Canada cho tháng 3 sẽ được theo dõi chặt chẽ sau quyết định lãi suất của NHTW Canada vào ngày 13/4.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT S&P 500

Chỉ số đang trong đà giảm kể từ ngày 29/3/2022, đã giảm khoảng 5.20%. Mặc dù có những dấu hiệu sớm về việc chạm đáy trong 4 ngày giao dịch qua, các nhà đầu tư nên cảnh giác trong việc quá lạc quan.

Nếu khẩu vị rủi ro trở lại, chỉ số có thể sẽ gặp kháng cự tại 4,471-4,448. Không thể phá qua mức này có thể đưa S&P 500 trở lại xu hướng giảm.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan sẽ tồi tệ, nhưng sẽ không gây ra suy thoái

Thị trường đang kỳ vọng vào sự yên ổn thuế quan để ổn định, nhưng thực tế là thuế quan dù không gây suy thoái ngay lập tức, vẫn âm thầm làm suy yếu nền kinh tế Mỹ. Với ảnh hưởng kéo dài đến cạnh tranh và đổi mới, thuế quan là một chính sách tồi, và sự im lặng của giới kinh tế sẽ chỉ làm trầm trọng thêm hậu quả về lâu dài.
Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Putin và Tập củng cố liên minh Nga - Trung, thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu

Putin và Tập Cận Bình gặp nhau tại Moscow, tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược và cùng thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu. Hai bên thảo luận về hợp tác kinh tế, năng lượng và các vấn đề toàn cầu như chiến tranh, BRICS và G20. Thương mại Nga - Trung đạt kỷ lục 245 tỷ USD trong năm 2024 giữa bối cảnh phương Tây trừng phạt Moscow.
Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh yêu cầu Washington hủy thuế trước thềm đàm phán

Trung Quốc tái khẳng định Mỹ cần dỡ bỏ thuế quan đơn phương để mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Trong khi đó, Tổng thống Trump tuyên bố chưa sẵn sàng giảm thuế, cho thấy lập trường cứng rắn từ cả hai phía. Cuộc gặp tại Thụy Sĩ vào cuối tuần có thể hé lộ khả năng tháo gỡ căng thẳng.
Suy thoái toàn cầu: Đâu là tín hiệu thật giữa cơn hỗn loạn mà Trump mang lại?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Suy thoái toàn cầu: Đâu là tín hiệu thật giữa cơn hỗn loạn mà Trump mang lại?

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu nín thở trước những bất ổn chính sách, nỗi lo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã quay trở lại và nhanh chóng chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách lo ngại của giới đầu tư. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế và các chỉ báo tài chính then chốt lại đang phát đi những tín hiệu không hoàn toàn nhất quán, khiến việc định hình viễn cảnh kinh tế trở nên phức tạp hơn.
Đổi mới công nghệ quốc phòng có thể giúp châu Âu tiết kiệm hàng tỷ Euro trong cuộc chạy đua vũ trang mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đổi mới công nghệ quốc phòng có thể giúp châu Âu tiết kiệm hàng tỷ Euro trong cuộc chạy đua vũ trang mới

Châu Âu hiện đang đối diện với một bài toán chi tiêu quân sự đầy thách thức. Trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể rút quân khỏi khu vực và mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga, các cường quốc lớn như Đức và Vương quốc Anh đang lên kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng vượt mức 3% GDP.
Tiktok hay quốc phòng: Châu Âu đứng trước bài toán phân bổ nguồn năng lượng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tiktok hay quốc phòng: Châu Âu đứng trước bài toán phân bổ nguồn năng lượng

Từng được xem là nguồn lực dồi dào và ít liên quan đến chính trị, điện năng tại châu Âu giờ đây lại trở thành tâm điểm của một loạt xung đột phức tạp – từ tranh giành giữa các tập đoàn công nghệ và công ty quốc phòng, đến mâu thuẫn giữa mục tiêu giảm phát thải và quyền lợi của cộng đồng bản địa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ