PBOC chưa hề đoái hoài với sự suy yếu của nhân dân tệ!

PBOC chưa hề đoái hoài với sự suy yếu của nhân dân tệ!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:25 16/08/2022

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tiếp tục hạ giá đồng Nhân dân tệ nội địa trong lần thiết lập tham chiếu USDCNY hôm nay, không hề có động thái can thiệp gì khi đồng tiền giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng.

PBOC thiết lập tham chiếu USDCNY tại 6.7730, tăng 0.5% so với hôm qua, là lần phá giá mạnh nhất kể từ ngày 3/8. CNH (Nhân dân tệ ngoài Trung Quốc, giao dịch thả nổi) giảm tới 1.2% trong phiên thứ Hai sau khi ngân hàng trung ương này đi ngược lại xu hướng thắt chặt và hạ lãi suất. Sự suy yếu này đã đưa USDCNH chạm mức 6.8 trong phiên, khiến chênh lệch CNYCNH lên mức cao nhất kể từ tháng 5. Chênh lệch Nhân dân tệ nội địa và ngoài Trung Quốc nới rộng là điềm không lành với đồng tiền, có thể buộc PBOC can thiệp để hạn chế đà giảm.

Theo Fiona Lim, chiến lược gia FX cao cấp tại ngân hàng Malayan Singapore, “PBOC có thể thoải mái với sự biến động của nhân dân tệ gần đây và sẽ để thị trường quyết định tỷ giá, nhưng ta không thể loại trừ khả năng họ đưa ra định hướng khác nếu áp lực đầu cơ gia tăng, đặc biệt khi USD vẫn đang rất mạnh.

USDCNH đã giảm lại về dưới 6.8 trong phiên hôm nay, còn USDCNY tăng 0.2% lên 6.7860. Động thái này diễn ra sau khi PBOC bất ngờ hạ lãi suất trong ngày thứ Hai, đi ngược lại xu hướng thắt chặt toàn cầu. Trước sự phân kỳ chính sách này, tài sản Trung Quốc không còn sức hấp dẫn, khiến dòng vốn chảy ra ngoài. Thị trường phái sinh nhân dân tệ cũng cho thấy viễn cảnh ảm đạm. Khối lượng giao dịch quyền chọn USDCNH đã tăng lên 15 tỷ USD, trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất toàn cầu, với spread quyền chọn mua dự báo cặp tiền có thể lên 7 vào cuối năm nay. Hơn nữa, chi phí short CNH với USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ khi các hợp đồng kỳ hạn nhân dân tệ sập mạnh sau đợt hạ lãi suất của PBOC. Theo Mitul Kotecha, trưởng bộ phận thị trường mới nổi tại TDS Singapore, PBOC sẽ tiếp tục phá giá đồng tiền trước số liệu kinh tế ảm đạm, vì một đồng tiền yếu sẽ kích thích xuất khẩu.

Nới lỏng thêm nữa!

Các chuyên gia kinh tế từ Capital Economics cho biết chênh lệch lãi suất sẽ có lợi cho USD khi Fed vẫn đang tăng lãi suất còn PBOC lại đang nới lỏng. “Điều này củng cố dự báo của chúng tôi rằng USDCNY sẽ lên 7 vào cuối năm nay.”

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục trì trệ trong tháng 7 do thị trường bất động sản tiếp tục gặp sóng gió, và các lệnh phong tỏa Covid vẫn đang được áp đặt, với doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư đều không đạt dự báo. Giới đầu tư nước ngoài đã hạ nắm giữ trái phiếu Trung Quốc trong năm nay do không còn hưởng lợi suất cao so với trái phiếu Mỹ. Lượng trái phiếu nhân dân tệ các quỹ đầu tư toàn cầu nắm giữ đã giảm từ 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (gần 590 tỷ USD) trong năm 2021 xuống còn 3.51 nghìn tỷ (khoảng 518 tỷ USD) vào cuối tháng 7. Trung Quốc vẫn chưa có động thái can thiệp mạnh tay nào để cứu rỗi đồng tiền của mình. PBOC từng hỗ trợ bằng việc thiết lập tham chiếu thấp hơn và hạ tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc trong tháng 4.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung – Nga nối lại đàm phán đường ống khí đốt giữa căng thẳng địa chính trị

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin chuẩn bị bàn về dự án đường ống Power of Siberia 2 vốn bị đình trệ lâu năm vì bất đồng chi phí và lộ trình. Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc khi mất thị trường châu Âu, trong khi Bắc Kinh vẫn dè dặt dù áp lực kinh tế khiến khí đốt Nga hấp dẫn hơn. Tuy chưa chắc đạt được thỏa thuận, nhưng hai bên đang tiến gần hơn tới khả năng nhượng bộ.
Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ–Trung, Fed giữ lập trường thận trọng

HĐTL chứng khoán Mỹ và USD tăng nhẹ sau thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức thương mại hàng đầu Mỹ–Trung, dù thị trường vẫn thận trọng về triển vọng giảm thuế. Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất và theo dõi tình hình. Nhà đầu tư vẫn tập trung vào rủi ro thương mại toàn cầu và tín hiệu chính sách từ các nền kinh tế lớn.
Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trước thềm đàm phán thương mại với Mỹ

Chính quyền Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế quan trọng vào ngày hôm nay, bao gồm việc cắt giảm lãi suất và bơm một lượng thanh khoản đáng kể vào thị trường. Động thái này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gây ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ