Nỗi lo Omicron chưa hề nguôi ngoai - Thị trường chứng khoán toàn cầu khóc ròng

Nỗi lo Omicron chưa hề nguôi ngoai - Thị trường chứng khoán toàn cầu khóc ròng

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:32 20/12/2021

Tâm lý risk-off bao trùm thị trường phiên Á hôm nay: Các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm điểm, trái phiếu tăng và các đồng tiền rủi ro đều chao đảo khi các lệnh phong tỏa được áp đặt trở lại để hạn chế sự lây lan của chủng Omicron.

Hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq 100 giảm mạnh trước những lo ngại về chủng Omicron
Hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq 100 giảm mạnh trước những lo ngại về chủng Omicron

Tuyên bố bác bỏ kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Biden từ Thượng nghị sĩ Joe Manchin cũng đã đổ thêm dầu vào lửa, khi thanh khoản thị trường bắt đầu mỏng dần những ngày nghỉ lễ Giáng sinh.

“Thị trường tuần này và tuần sau sẽ chỉ dành cho những trader cứng cựa, sẵn sàng chịu rủi ro,” Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích cao cấp tại Oanda châu Á - Thái Bình Dương, cho biết. Ông cũng nói thêm rằng tháng Mười Hai sẽ là một tháng đầy biến động.

HĐTL chỉ số Nasdaq 100 đáo hạn tháng Ba giảm 1.2% lúc 3h chiều giờ Việt Nam khi giới đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro. Đợt bán tháo bị khuếch đại khi các trader châu Âu bắt đầu giao dịch. HĐTL Stoxx 50 cũng giảm 2.7%. Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống 1.36%.

Đồng Yên đã tăng so với tất cả các đồng tiền G-10 khác. Vàng đang chưa có nhiều thay đổi, nhưng trước đó cũng tăng 0.2%.

Chứng khoán châu Á cũng đẫm máu như các hợp đồng tương lai tại Mỹ, với các chỉ số của Nhật Bản, Hồng Kông và Úc đều suy yếu, còn chỉ số Sensex của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ điều chỉnh. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 1.9% xuống mức thấp nhất trong 13 tháng trước tình hình thanh khoản mỏng; chỉ 25 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong phiên thứ Hai, bằng 75% mức trung bình năm nay.

Và dòng tiền đổ vào tài sản an toàn vẫn chưa kết thúc.

Các quỹ phòng hộ đang ít bearish nhất với JPY trong 9 tháng, và JPMorgan cho rằng nhu cầu đồng tiền này còn có thể tiếp tục tăng cuối năm nay nếu lo ngại dịch bệnh tiếp tục đè nặng. Goldman Sachs cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế sau động thái của Thượng nghị sĩ Manchin với dự luật của Tổng thống Biden; tăng trưởng GDP quý I giảm chỉ còn 2% so với dự báo ban đầu là 3%.

Triển vọng thắt chặt tại các nền kinh tế lớn cũng đang gây sức ép lên tài sản tại các quốc gia đang phát triển.

Các ngân hàng trung ương lớn thắt chặt chính sách sẽ là một cú đạp mạnh tới các thị trường mới nổi, cùng với các tài sản phụ thuộc vào thanh khoản dồi dào, theo Win Thin, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ toàn cầu của Brown Brothers Harriman & Co. Tất cả đồng tiền của các nền kinh tế này, trừ Nhân dân tệ, đều giảm so với USD trong 6 tháng gần đây. Đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ đã chạm mức thấp nhất lịch sử sau nhiều sai lầm của tổng thống Recep Erdogan.

Chỉ số chứng khoán MSCI các thị trường mới nổi cũng đã giảm 7% trong năm nay, trong khi MSCI toàn cầu lại tăng tới 16%.

Trong thứ Sáu, chỉ số S&P 500 kéo dài sự suy yếu trong tuần trước. Với ngày nghỉ lễ đến gần, đây có thể là phiên cuối cùng đủ thanh khoản để các nhà đầu tư ra vào vị thế lớn.

“Trừ khi dòng tiền này trở lại, cuối năm nay, thị trường sẽ rất khan thanh khoản, vị thế sẽ bị cắt bớt,” theo Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu của Pepperstone Financial.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện đang triển khai những biện pháp tinh vi nhằm né tránh thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành thông qua việc chuyển hàng qua các quốc gia thứ ba để che đậy nguồn gốc xuất xứ thật.
Dầu thô chìm sâu sau quyết định của OPEC+, hợp đồng tương lai chứng khoán giảm điểm
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dầu thô chìm sâu sau quyết định của OPEC+, hợp đồng tương lai chứng khoán giảm điểm

Giá dầu lao dốc trong phiên giao dịch đầu phiên sau khi OPEC+ thông qua kế hoạch tăng cường sản lượng mạnh mẽ trong cuối tuần, góp phần đẩy mạnh nguồn cung toàn cầu. Thị trường chứng khoán châu Á ghi nhận phiên mở cửa ảm đạm trong bối cảnh nhiều thị trường lớn đóng cửa nghỉ lễ.
Thị trường đang "bỏ ngoài tai" lời kêu gọi hạ lãi suất của Trump
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường đang "bỏ ngoài tai" lời kêu gọi hạ lãi suất của Trump

Chỉ 15 phút sau khi báo cáo việc làm tháng 4 được công bố vào sáng thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng tận dụng số liệu tăng trưởng việc làm vượt kỳ vọng để gia tăng sức ép lên Chủ tịch Fed Jerome Powell, khẳng định không còn lý do gì để trì hoãn các đợt cắt giảm lãi suất.
Diễn biến thị trường hàng hoá: Giá dầu sụt giảm mạnh, làn sóng nhập khẩu đồng vào Mỹ đạt mức kỷ lục và sự bùng nổ năng lượng tái tạo tại Đức
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Diễn biến thị trường hàng hoá: Giá dầu sụt giảm mạnh, làn sóng nhập khẩu đồng vào Mỹ đạt mức kỷ lục và sự bùng nổ năng lượng tái tạo tại Đức

Giá dầu hiện đã quay về mức của năm 2021, trong khi nguồn cung đồng đang dịch chuyển mạnh mẽ về phía Hoa Kỳ, khiến lượng dự trữ tại các kho châu Á và London sụt giảm xuống mức thấp chưa từng có. Song song với diễn biến này, hiện tượng nắng nóng và khô hạn đang bao trùm nhiều khu vực trên toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp Hoa Kỳ nhưng lại gây khó khăn đáng kể cho nông dân châu Âu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ