Niềm hi vọng cho nền kinh tế Nhật Bản: Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lần đầu tiên sau 14 tháng

Niềm hi vọng cho nền kinh tế Nhật Bản: Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lần đầu tiên sau 14 tháng

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:19 07/06/2024

Sau 14 tháng trì trệ, chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã có những dấu hiệu tích cực trở lại lần đầu tiên. Điều này có thể báo hiệu một chu kỳ kinh tế lành mạnh mà BoJ mong muốn từ lâu đang bắt đầu hình thành, ngay trước thềm cuộc họp chính sách quan trọng của họ vào tuần tới.

Theo Bộ Nội vụ Nhật Bản báo cáo hôm thứ Sáu, chi tiêu thực tế (tính cả lạm phát) đã tăng 0.5% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng đầu tiên kể từ tháng 2 năm ngoái và trùng khớp với dự báo của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, so với tháng trước đó, chi tiêu vẫn giảm 1.2%.

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 14 tháng

Các mặt hàng chi tiêu tăng bao gồm giáo dục, thuê nhà và quần áo, trong khi chi tiêu cho ô tô và thực phẩm lại giảm.

Số liệu của ngày thứ Sáu có thể cho thấy một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản khi tiêu dùng tư nhân giảm trong 4 quý liên tiếp do tiền lương thực tế giảm trong hơn 2 năm, buộc người lao động phải thắt chặt ngân sách. Người về hưu sống bằng thu nhập cố định bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với giá tiêu dùng đã tăng ở mức gần hoặc vượt mục tiêu 2% của BoJ trong suốt thời gian đó.

Hiện tại, tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng đang buộc các công ty phải tăng lương để thu hút nhân viên mới và giữ chân người lao động hiện có. Các cuộc đàm phán lương hàng năm giữa các công ty và công đoàn đã dẫn đến cam kết tăng lương của các tập đoàn lớn hơn 5%, mức tăng mạnh nhất trong hơn ba thập kỷ. Một phần khoản tăng lương này đã được phản ánh trong số liệu tiền lương đầu tuần này, đây là mức lương cơ bản tăng nhanh nhất kể từ năm 1994.

Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp nhỏ - vốn sử dụng phần lớn lực lượng lao động của Nhật Bản - có đi theo xu hướng này hay không, và liệu những người nhận lương cao hơn có chi tiêu nhiều hơn hay không vẫn là điều mà thời gian sẽ trả lời. Các quan chức của BoJ hy vọng rằng tiền lương tăng kết hợp với các biện pháp như giảm thuế vào tháng 6 sẽ thúc đẩy chi tiêu.

BoJ cũng đang chờ đợi bằng chứng cho thấy một chu kỳ lành mạnh liên kết giữa tiền lương tăng và tăng giá do cầu hàng hóa đang diễn ra, trong thời gian họ đang cân nhắc thời điểm tăng lãi suất tiếp theo sau khi chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3. Các nhà kinh tế dự đoán BoJ sẽ giữ nguyên lãi suất vào ngày 14/6 sau cuộc họp chính sách tới, nhiều người dự đoán điều này sẽ kéo dài tới tháng 10. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất sớm hơn, có thể là vào ngay tháng 7.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD giảm sâu khi thị trường chờ đợi động thái thuế quan mới từ chính quyền Trump

Đồng USD giảm sâu khi thị trường chờ đợi động thái thuế quan mới từ chính quyền Trump

USD suy yếu vào đầu tuần trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi thông tin từ Nhà Trắng về khả năng áp thuế mới với các đối tác thương mại. Dù rủi ro biến động thị trường gia tăng khi hạn chót áp thuế đến gần, phần lớn kịch bản đã được thị trường định giá trước và kỳ vọng về khả năng gia hạn cũng đang được cân nhắc.
Lương thực tế tại Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 5 giữa áp lực lạm phát kéo dài

Lương thực tế tại Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 5 giữa áp lực lạm phát kéo dài

Lương thực tế tại Nhật Bản trong tháng 5 giảm 2.9% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm nhanh nhất trong gần hai năm, do lạm phát tiếp tục vượt tốc độ tăng thu nhập. Diễn biến này làm gia tăng lo ngại về sức mua của hộ gia đình và triển vọng tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế đối mặt nhiều bất ổn trong và ngoài nước.
Thị trường châu Á chịu áp lực từ bất ổn chính sách thuế quan Mỹ và nguồn cung dầu tăng mạnh

Thị trường châu Á chịu áp lực từ bất ổn chính sách thuế quan Mỹ và nguồn cung dầu tăng mạnh

Chứng khoán châu Á giảm điểm trong bối cảnh chính quyền Mỹ đưa ra thông điệp mơ hồ về việc điều chỉnh thuế quan, làm dấy lên lo ngại về rủi ro chính sách. Đồng thời, việc OPEC+ thông báo tăng sản lượng dầu vượt kỳ vọng đã khiến giá dầu lao dốc, góp phần gia tăng biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. Nhà đầu tư thận trọng, đồng USD suy yếu, trong khi nhu cầu đối với tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ gia tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ