Nhận định USD/JPY: Phe gấu kiểm soát trong bối cảnh kỳ vọng khác nhau về BoJ-Fed, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Nhận định USD/JPY: Phe gấu kiểm soát trong bối cảnh kỳ vọng khác nhau về BoJ-Fed, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

16:34 21/05/2025

USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất hai tuần do kỳ vọng BoJ tăng lãi suất và nhu cầu trú ẩn an toàn hồi phục thúc đẩy JPY. Kỳ vọng Fed dovish và lo ngại về tài khóa Mỹ làm suy yếu USD và góp phần vào đà giảm. Phe gấu hiện có thể chờ đợi mức phá vỡ dưới mức thoái lui Fibonacci 61.8% trước khi đặt lệnh mới.

Bối cảnh

Cặp USD/JPY kéo dài đà giảm trong tuần sang ngày thứ ba liên tiếp – đánh dấu ngày giảm thứ sáu trong bảy ngày gần nhất – và chạm mức thấp nhất trong hai tuần, quanh vùng 143.45 trong phiên giao dịch đầu châu Âu vào thứ Tư. Đà giảm được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, ủng hộ khả năng kéo dài đà thoái lui mạnh mẽ gần đây từ mức cao nhất hơn một tháng, quanh vùng 148.65 đã chạm vào thứ Hai tuần trước. JPY được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất trở lại và nhận thêm hỗ trợ từ nhu cầu trú ẩn an toàn hồi phục.

Trên thực tế, Bản tóm tắt ý kiến của BoJ trong cuộc họp ngày 30 tháng 4 - 1 tháng 5 được công bố vào đầu tuần này cho thấy các nhà hoạch định chính sách chưa từ bỏ việc thắt chặt chính sách hơn nữa và thấy khả năng tiếp tục tăng lãi suất sau một giai đoạn tạm dừng. Hơn nữa, Phó Thống đốc BoJ Shinichi Uchida cho biết vào đầu tuần này rằng lạm phát cơ bản của Nhật Bản có khả năng tăng tốc trở lại sau một thời gian chậm lại và ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế và giá cả cải thiện theo dự kiến. Thêm vào đó, hy vọng về tiến triển trong đàm phán thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản, cùng khả năng đạt được thỏa thuận cuối cùng, tiếp tục thúc đẩy dòng vốn chảy về phía JPY.

Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, Ryosei Akazawa, dự kiến sẽ tham dự vòng đàm phán cấp bộ trưởng lần thứ ba sắp tới với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent cũng có khả năng tham gia vào các cuộc đàm phán. Trong khi đó, các quan chức Hoa Kỳ được cho là đang gây áp lực để Nhật Bản sớm kết thúc các cuộc đàm phán, cho thấy rằng một thỏa thuận có thể đạt được sớm hơn. Điều này làm lu mờ dữ liệu đáng thất vọng từ Nhật Bản được công bố vào đầu ngày thứ Tư, cho thấy cán cân thương mại bất ngờ thu hẹp thành mức thâm hụt ¥115.8 tỷ trong tháng 4 so với mức thặng dư ¥559.4 tỷ trong tháng trước.

Chi tiết bổ sung của báo cáo cho thấy nhập khẩu của Nhật Bản thu hẹp với tốc độ chậm hơn dự kiến do nhịp tăng lương mạnh mẽ vào mùa xuân đã thúc đẩy tiêu dùng cá nhân, trong khi tăng trưởng xuất khẩu chậm lại đáng kể do nhu cầu yếu hơn từ Mỹ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp thuế nhập khẩu cao hơn. Do đó, kết quả của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Nhật sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tâm lý ngắn hạn đối với JPY. Trong khi đó, xu hướng bán ra USD đang chiếm ưu thế góp phần vào đà giảm gần đây của cặp USD/JPY và ủng hộ khả năng tiếp tục giảm giá trong ngắn hạn.

Các nhà giao dịch tăng cường đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm nữa sau dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) và Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) của Mỹ thấp hơn dự kiến vào tuần trước. Hơn nữa, dữ liệu Doanh số Bán lẻ hàng tháng đáng thất vọng của Mỹ làm tăng khả năng tăng trưởng trì trệ trong vài quý và nên cho phép Fed giữ vững lập trường nới lỏng chính sách. Điều này, cùng với việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia đột ngột của chính phủ Mỹ và lo ngại về tài khóa Mỹ, đã kéo Chỉ số USD (DXY) xuống mức thấp nhất gần hai tuần và ủng hộ phe gấu USD/JPY.

Đồ thị USD/JPY khung 4 giờ

Triển vọng kỹ thuật

Một nhịp giảm giá trong ngày xuyên qua vùng hợp lưu 144.30-144.20 – bao gồm mức thoái lui Fibonacci 50% của nhịp tăng giá tháng 4-tháng 5 và Đường Trung bình Động Đơn giản (SMA) 200 kỳ trên đồ thị khung 4 giờ – được xem là yếu tố kích hoạt chính cho phe gấu. Thêm vào đó, các chỉ báo dao động trên đồ thị khung Daily vừa bắt đầu có động lực tiêu cực và xác nhận triển vọng tiêu cực trong ngắn hạn cho cặp USD/JPY. Tuy nhiên, đà giảm sau đó đã chững lại trước mức thoái lui Fibonacci 61.8%.

Do đó, sẽ khôn ngoan nếu chờ đợi thêm nhịp bán tháo dưới vùng 143.45, tức mức thấp nhất trong ngày, trước khi định vị cho một nhịp giảm giá sâu hơn. Cặp USD/JPY sau đó có thể suy yếu hơn nữa dưới mốc 143.00 và nhắm mục tiêu kiểm tra mức hỗ trợ liên quan tiếp theo gần vùng 142.40-142.35. Quỹ đạo giảm giá cuối cùng có thể kéo giá giao ngay xuống mốc 142.00.

Mặt khác, mức đỉnh phiên Á, các nhịp phục hồi trong ngày bị giới hạn quanh vùng 144.55, nếu phá vỡ được mức này cặp USD/JPY có thể nhắm mục tiêu giành lại mốc tâm lý 145.00. Tuy nhiên, một nhịp tăng nhỏ cũng có thể được xem là cơ hội bán và bị giới hạn gần vùng 145.35-145.40, hoặc mức thoái lui Fibonacci 38.2%. Mức sau này nên đóng vai trò là điểm then chốt, và một nhịp tăng bền vững vượt qua có thể thay đổi xu hướng ngắn hạn ủng hộ phe bò.

fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ