Việc tung ra các gói cứu trợ kinh tế ngắn hạn của EU được cho là không hiệu quả và các nhà đầu tư đã mất kiên nhẫn khi những dữ liệu kinh tế ngày càng trượt dài.
Những giải pháp ngắn hạn của EU trong việc chống lại đại dịch coronavirus được cho là không đủ và các nhà đầu tư cùng đang chung nỗi sợ hãi đó khi mà những cuộc bán tháo đang tiếp tục diễn ra
Khu vực đồng euro liệu có còn tồn tại sau Covid-19? Nếu như nó tồn tại được thì cũng chỉ là nhờ hai lý do tương tự như lúc nó sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính: nỗi sợ về một cuộc chia tay đổ nát và hành động cứu rỗi của một tổ chức có thể hành động với quy mô cần thiết.
Tâm lý tiêu cực đối với Euro đang ngày càng căng thẳng, khi phí phòng vệ biến động của đồng bạc này tăng vọt trước thời điểm bắt đầu cuộc họp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm nay, cũng như đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm trái phiếu chính phủ Italia vào thứ Sáu. Mức phí này khiến giá mà nhà đầu tư bỏ ra để nắm giữ quyền chọn chênh lệch so với điểm hòa vốn tới hơn 4%.
Mùa công bố thu nhập và đại hội cổ đông năm nay sẽ rất khác biệt và tâm điểm sẽ không chỉ tập trung vào các con số. Cái thị trường quan tâm giờ đây là những phát biểu của các công ty bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Đồng đô la Mỹ đang hướng tới sự sụt giảm vào cuối năm nay, theo các chiến lược gia, đánh dấu sự đảo ngược của đà tăng giá kỷ lục khi coronavirus lần đầu tiên quét qua thị trường.
ECB đã thay đổi các quy tắc của mình để chấp nhận các trái phiếu ‘thiên thần sa ngã’ – các trái phiếu bị hạ bậc từ mức xếp hạng tín dụng cấp đầu tư (Investment Grade) - để nhằm mục đích cho các ngân hàng thương mại duy trì khả năng tiếp cận nguồn thanh khoản siêu rẻ trong cuộc khủng hoảng coronavirus.