Nhận định AUD: Đồng Aussie đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

Nhận định AUD: Đồng Aussie đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

15:20 23/11/2023

Đồng Aussie khởi đầu buổi sáng với báo cáo dữ liệu PMI đáng thất vọng khi cả số liệu sản xuất và dịch vụ đều giảm xuống mức thấp hàng năm.

Dù vậy, trong biên bản cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), các thành viên vẫn đang cân nhắc về vấn đề lạm phát và khả năng tăng lãi suất bổ sung.

Lịch kinh tế tác động tới cặp AUD/USD

image1.png

Một số tín hiệu tích cực từ Trung Quốc đã thúc đẩy đà tăng của AUD hôm nay sau khi Bắc Kinh thông báo rằng các nhà phát triển bất động sản đang gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ tài chính. Với việc đồng bạc xanh suy giảm và tín hiệu tích cực nói trên, một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Úc đang tăng cao hơn, hỗ trợ đồng AUD. Thị trường đã định giá lãi suất cao hơn với khả năng tăng lãi suất vào năm 2024.

Từ góc độ USD, thị trường đã phản ứng tiêu cực sau báo cáo đơn đặt hàng lâu bền ngày hôm qua và tâm lý người tiêu dùng Michigan suy giảm. Vì hôm nay là Ngày Lễ Tạ ơn ở Hoa Kỳ nên khả năng cao cặp tiền sẽ không có nhiều biến động.

Xác suất lãi suất RBA

image2.png

Biểu đồ AUD/USD D1

image3.png

AUD/USD đã không thể vượt qua đỉnh của vùng kháng cự tại DMA 200 ngày (màu xanh) và đang có dấu hiệu suy yếu khi chỉ báo RSI của cặp tiền tiến đến vùng quá mua. Cây pin bar vào thứ Ba báo hiệu đà giảm sắp tới khi dữ liệu lạm phát của Úc và Mỹ vào tuần tới có thể quyết định xu hướng của cặp tiền trong ngắn hạn.

Các mức kháng cự chính:

  • 0.6596
  • DMA 200 ngày

Các mức hỗ trợ chính:

  • 0.6500
  • 0.6459
  • DMA 50 ngày
  • 0.6358

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bắc Kinh triển khai các biện pháp ổn định việc làm khi thiếu quan đe dọa mục tiêu tăng trưởng 2025

Bắc Kinh triển khai các biện pháp ổn định việc làm khi thiếu quan đe dọa mục tiêu tăng trưởng 2025

Chính phủ Trung Quốc đã công bố các chính sách mới nhằm hỗ trợ thị trường lao động trong bối cảnh áp lực giảm phát và rủi ro thương mại gia tăng. Dữ liệu PMI từ Caixin tiếp tục ghi nhận tình trạng mất việc làm, phản ánh nhu cầu nội địa yếu và niềm tin tiêu dùng giảm. Trong tháng 6, CPI tăng nhẹ 0.1% so với cùng kỳ nhưng lại giảm 0.1% so với tháng trước. Trong khi đó, PPI giảm sâu 3.6% YoY – cho thấy rủi ro giảm phát đang gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và khả năng tạo việc làm.
Biên bản cuộc họp FOMC: “Một vài” nhà hoạch định chính sách xem xét cắt giảm lãi suất vào tháng 7 và “Phần lớn” dự kiến hành động trước cuối năm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Biên bản cuộc họp FOMC: “Một vài” nhà hoạch định chính sách xem xét cắt giảm lãi suất vào tháng 7 và “Phần lớn” dự kiến hành động trước cuối năm

Biên bản cuộc họp chính sách của Fed ngày 17-18/6, công bố lúc 14:00 EDT, hầu như không làm thay đổi câu chuyện về các quyết định chính sách tiền tệ trong tương lai. Thị trường dự đoán Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất vào ngày 30/7 và sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong năm 2025 vào cuộc họp ngày 17/9.
USD dẫn đầu thị trường ngoại hối khi triển vọng tài khóa tăng nhờ thuế quan, giá đồng tăng vọt sau tin thuế mới
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD dẫn đầu thị trường ngoại hối khi triển vọng tài khóa tăng nhờ thuế quan, giá đồng tăng vọt sau tin thuế mới

USD đang dẫn đầu các đồng tiền chính trong tuần này khi giới đầu tư tiêu hóa chiến dịch leo thang chiến tranh thương mại từ chính quyền Washington. Dù thuế quan cao thường làm dấy lên lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu suy yếu, chính quyền Trump rõ ràng đang định hình thuế như một công cụ không chỉ để đưa sản xuất trở lại Mỹ mà còn để bù đắp khoản thất thu ngân sách do các đợt cắt giảm thuế gần đây. Diễn biến này đã mở ra một góc nhìn mới trên thị trường, trong đó bao gồm cả triển vọng thu ngân sách cao hơn ngay cả khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Áp lực lạm phát tại Trung Quốc gia tăng giữa căng thẳng thuế quan và rủi ro chiến tranh thương mại ủy nhiệm

Áp lực lạm phát tại Trung Quốc gia tăng giữa căng thẳng thuế quan và rủi ro chiến tranh thương mại ủy nhiệm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6, nhưng lo ngại giảm phát vẫn hiện hữu khi chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm mạnh 3,6%, phản ánh nhu cầu yếu. Chỉ số Hang Seng giảm 0,70% do căng thẳng thuế quan leo thang và dữ liệu sản xuất yếu, cho thấy tâm lý thị trường đang thận trọng. Tỷ giá AUD/USD giảm sau báo cáo lạm phát từ Trung Quốc nhưng nhanh chóng phục hồi; các tiêu đề thương mại tiếp tục định hướng xu hướng trong ngắn hạn.
Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

Thống đốc RBA Bullock gợi ý khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 8 sau quyết định giữ nguyên lãi suất tháng 7 gây rúng động thị trường

RBA khiến thị trường bất ngờ khi giữ nguyên lãi suất ở mức 3.85%, thúc đẩy AUD/USD tăng mạnh trước khi Thống đốc Bullock ám chỉ khả năng cắt giảm trong tháng 8. Bà Bullock cho biết việc nới lỏng chính sách có thể được thực hiện nếu CPI hàng quý xác nhận lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu giữa của biên độ. Buổi họp báo gây nhiều biến động cho AUD/USD khi bà Bullock cố gắng cân bằng giữa lập trường thận trọng và triển vọng nới lỏng trong tương lai.
Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Trung Quốc tạm thoát thuế quan của Mỹ - Nhưng một cuộc chiến thương mại ủy nhiệm đang manh nha

Thuế quan ngày 1 tháng 8 của Trump phản ánh mức thuế Ngày Giải phóng nhưng rõ ràng loại trừ Trung Quốc khỏi đợt đầu tiên. Lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, trong khi các lô hàng chuyển hướng qua Việt Nam tăng 30%. Việt Nam phải đối mặt với mức thuế 40% đối với hàng hóa trung chuyển trong cái mà các nhà phân tích gọi là cuộc chiến thương mại ủy nhiệm của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ