Nền kinh tế Trung Quốc cần một gói cầu lớn, chỉ cắt giảm lãi suất là không đủ

Nền kinh tế Trung Quốc cần một gói cầu lớn, chỉ cắt giảm lãi suất là không đủ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

17:51 30/09/2024

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng giảm đòn bẩy tài chính một cách rất mạnh mẽ.

Các chuyên gia kinh tế ước tính các hộ gia đình Trung Quốc đã phải chịu tổn thất lên tới hơn 10 nghìn tỷ USD giá trị tài sản do tình trạng này.

Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng đang rất nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng này. Tuần trước, Trung Quốc đã tung ra một gói "kích cầu khổng lồ".

Nhưng những biện pháp đó nhằm mục đích gì? Và liệu chúng có hiệu quả trong việc khắc phục nền kinh tế Trung Quốc không?

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã công bố gói chính sách bao gồm:

  • Cắt giảm lãi suất sâu hơn
  • "PBOC Put", tương tự như ''Fed put''
  • Những thông tin "mơ hồ" về gói kích cầu "khổng lồ"

Các biện pháp kích thích của Trung Quốc

Động thái cắt giảm lãi suất và gói hỗ trợ đang thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc một cách vô cùng ấn tượng.

Tuy nhiên, chúng rất khó có thể hoạt động hiệu quả trong thời kỳ suy thoái bảng cân đối kế toán.

Vào những năm 90, Nhật Bản đã cắt giảm lãi suất mạnh mẽ và đó không phải là giải pháp hữu hiệu:

Japan 10-Yr Yield vs Housing Price Index

Động thái cắt giảm lãi suất sẽ không khuyến khích các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy: các doanh nghiệp đã cạn kiệt vốn vào năm 2016 và các hộ gia đình cũng phải gánh "cục nợ" quá lớn, vì vậy không nên trông chờ vào họ.

Việc kết hợp hạ lãi suất với ''PBOC Put'' mới có thể giúp lấy lại tâm lý lạc quan.

Chính quyền Trung Quốc đã thiết lập một chương trình giống như BTFP cho phép thế chấp tài sản thế chấp (tiền mặt, trái phiếu, v.v.) và sử dụng nguồn vốn đó để mua cổ phiếu Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này khó có thể giải quyết triệt để tình trạng bất ổn đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Kích cầu là giải pháp duy nhất và đây là lý do tại sao:

Chinese Economic Data

Có 3 giai đoạn chính khi Trung Quốc đối mặt với tình trạng giảm đòn bẩy:

  • Các công ty (màu đỏ)
  • Hộ gia đình (màu xanh)
  • Giờ đây kích cầu là giải pháp duy nhất (màu cam)

10 năm sau khi gia nhập WTO vào năm 2001 và khi lợi thế về nhân khẩu học đã mất dần, Trung Quốc bắt đầu sử dụng đòn bẩy lớn để duy trì mục tiêu tăng trưởng của mình.

Giai đoạn 1 chứng kiến ​​các công ty Trung Quốc (màu đỏ) tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính một cách mạnh mẽ (2010-2016).

Khi nhu cầu vay nợ của các doanh nghiệp suy yếu, Tập Cận Bình đã khai thác các hộ gia đình Trung Quốc (giai đoạn 2).

Điều này tạo ra "bong bóng" bất động sản khổng lồ mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt.

Yếu tố duy nhất có thể giải quyết tình trạng này là chính phủ Trung Quốc – thâm hụt tài chính là vấn đề then chốt (giai đoạn 3?).

Vì vậy, mặc dù gói kích thích cho thấy tính hiệu quả trong việc khôi phục niềm tin của thị trường nhưng chỉ có một giải pháp thực sự cho nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn này.

Đó là một gói kích cầu khổng lồ.

Liệu Trung Quốc có thực sự thực hiện điều này?

Reuters Article

Reuters đã đăng bài thảo luận về gói kích cầu trị giá 284 tỷ USD.

Điều này khó có thể giải quyết được vấn đề.

Quy mô rất quan trọng: người tiêu dùng và doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi việc giảm đòn bẩy tài chính gần 10 nghìn tỷ USD trong lĩnh vực nhà đất, do đó, các biện pháp kích cầu cần phải lớn hơn và có mục tiêu cụ thể để tạo ra sự khác biệt cho nền kinh tế Trung Quốc.

Trong khi chúng ta tiếp tục theo dõi các thông tin cụ thể về gói kích cầu từ Trung Quốc, điều đáng chú ý là các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc rất thích một biện pháp chính sách - in tiền:

Chinese Money Printing

Trung Quốc thích in tiền khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu. Bằng cách này, họ có thể đạt được ROI tốt nhất từ ​​việc tạo ra tiền và mua tài sản nước ngoài giá rẻ, củng cố vị thế giao dịch, và giành được thị phần tại các thị trường quan trọng.

Cho đến khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại, Trung Quốc có thể không quan tâm đến việc kích thích một cách phù hợp mà thay vào đó là "kiểm soát tình trạng giảm đòn bẩy" và thỉnh thoảng khiến các nhà đầu tư ngừng bán khống cổ phiếu Trung Quốc - một câu chuyện mà đã xảy ra trong 18 tháng qua.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.