Nền kinh tế thế giới có nguy cơ suy thoái vào năm 2023

Nền kinh tế thế giới có nguy cơ suy thoái vào năm 2023

11:42 26/12/2022

Theo Trung tâm kinh tế và nghiên cứu kinh doanh (CEBR), thế giới sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế vào năm 2023

Lãi suất tăng cao nhằm đối phó với lạm phát sẽ khiến một số nền kinh tế suy yếu. Nền kinh tế toàn cầu lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022 nhưng sẽ chững lại vào năm 2023 khi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục cuộc chiến kiềm chế giá cả tăng vọt, CEBR cho biết trong Bảng xếp hạng kinh tế thế giới hàng năm.

“Có khả năng nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với suy thoái vào năm tới do lãi suất tăng cao để kiềm chế lạm phát,” Kay Daniel Neufeld, giám đốc kiêm trưởng bộ phận Dự báo tại CEBR, cho biết. Báo cáo nói thêm rằng, “Chúng ta vẫn chưa chiến thắng trong cuộc chiến chống lại lạm phát. Chúng tôi hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục giữ vững lập trường vào năm 2023 mặc dù có thể phải hy sinh tăng trưởng kinh tế. Cái giá của việc đưa lạm phát xuống mục tiêu là triển vọng tăng trưởng có khả năng suy giảm trong một số năm tới.”

Điều đó tiêu cực hơn so với dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tổ chức này đã cảnh báo vào tháng 10 rằng hơn một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ suy yếu và có 25% khả năng GDP toàn cầu tăng trưởng dưới 2% vào năm 2023, được định nghĩa là suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, đến năm 2037, GDP thế giới sẽ tăng gấp đôi khi các nền kinh tế đang phát triển bắt kịp các nước giàu có hơn. Điều này sẽ giúp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chiếm hơn 1/3 sản lượng toàn cầu vào năm 2037, trong khi thị phần của châu Âu giảm xuống dưới 1/5. CEBR đã dựa theo dữ liệu từ báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF và sử dụng mô hình nội bộ để dự báo tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá hối đoái.

Trung Quốc hiện không thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất cho đến năm 2036 - muộn hơn 6 năm so với dự kiến. Điều đó cho thấy chính sách Zero Covid của Trung Quốc và căng thẳng thương mại gia tăng đã làm chậm quá trình phát triển của nước này. CEBR ban đầu dự đoán việc Trung Quốc vượt qua Mỹ sẽ diễn ra vào năm 2028, nhưng đã đẩy lùi xuống năm 2030 trong bảng xếp hạng năm ngoái. Giờ đây, họ cho rằng điều này sẽ không xảy ra cho đến năm 2036 và thậm chí có thể muộn hơn nếu Bắc Kinh cố gắng kiểm soát Đài Loan và phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại đáp trả.

CEBR cho biết: “Hậu quả của cuộc chiến kinh tế giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc tấn công Nga - Ukraine. Gần như chắc chắn một cuộc suy thoái thế giới nghiêm trọng sẽ xảy ra và lạm phát sẽ tăng cao trở lại. Nhưng thiệt hại đối với Trung Quốc sẽ lớn gấp nhiều lần và điều này có thể phá hủy nỗ lực nhằm phát triển nền kinh tế thế giới.” Họ cũng dự đoán rằng:

  • Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế thứ ba trị giá 10 nghìn tỷ USD vào năm 2035 và lớn thứ ba thế giới vào năm 2032
  • Anh sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và Pháp đứng thứ bảy trong 15 năm tới nhưng Anh khó có thể tăng trưởng so với các nước châu Âu do “thiếu chính sách định hướng và tầm nhìn rõ ràng về vai trò của nước này sau khi rời Liên minh châu Âu."
  • Các nền kinh tế mới nổi với thế mạnh là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được “hỗ trợ đáng kể” do nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
  • Nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa đạt được mức GDP bình quân đầu người là 80,000 USD do vấn đề về khí thải carbon, điều đó có nghĩa là cần có thêm các biện pháp can thiệp để đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức chỉ 1.5 so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Lãi suất có thực sự quá cao?

Lãi suất có thực sự quá cao?

Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Quỹ phòng hộ khởi sắc trong tháng 6 giữa làn sóng tăng giá cổ phiếu và sự phân hóa chiến lược

Lợi nhuận các quỹ phòng hộ tăng mạnh trong tháng 6 khi thị trường chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, giúp nhiều chiến lược đầu tư truyền thống và đa dạng hóa ghi nhận kết quả tích cực. Tuy nhiên, các quỹ giao dịch theo hệ thống lần đầu sụt giảm sau 8 tháng, do thua lỗ từ cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu và áp lực từ các vị thế bán khống chật chội.
Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Đóng cửa phiên Mỹ: Thị trường “mừng rỡ” trước dữ liệu lao động yếu - Cắt giảm lãi suất đang đến gần?

Tất cả sự chú ý giờ đây đổ dồn vào báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP). Chỉ số S&P hôm nay lập đỉnh mới, phản ứng đúng với mô-típ quen thuộc: "tin xấu là tin tốt". Báo cáo việc làm tư nhân từ ADP yếu kém đến mức không thể chối cãi, kéo Chỉ số Bất ngờ Kinh tế Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Nhưng thị trường dường như không hề nao núng—ngược lại, tâm lý kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách đã thúc đẩy đà tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ