Nắng nóng cực đoan có thể sẽ bóp nghẹt nền kinh tế của Mỹ

Nắng nóng cực đoan có thể sẽ bóp nghẹt nền kinh tế của Mỹ

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

12:55 29/05/2024

Theo một nghiên cứu từ Fed San Francisco, nắng nóng có thể sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ bằng cách hạn chế năng suất của công nhân xây dựng và giảm vốn đầu tư.

“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng, sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai sẽ làm giảm 5.4% lượng vốn đầu tư và giảm 1.8% mức tiêu thụ hàng năm vào năm 2200,” các nhà kinh tế học Gregory Casey, Stephie Fried, và Matthew Gibson cho biết.

Nghiên cứu này dự đoán năng suất của những người lao động ngoài trời sẽ giảm, được đo bằng số ngày vượt ngưỡng an toàn trong năm đối với những công việc nặng nhọc. Theo dự đoán của các tác giả, con số đó sẽ tăng đáng kể vào cuối thế kỷ này, từ 22 ngày vào năm 2020 lên khoảng 80 ngày vào năm 2100.

Các tác giả đã chia sản lượng kinh tế từ năm 1950 đến năm 2019 cho năm lĩnh vực để xem xét tác động của tổn thất năng suất lao động do nắng nóng đối với nền kinh tế. Trong khi dịch vụ và sản xuất đóng vai trò lớn nhất thì hầu hết công việc đều được thực hiện trong nhà với hệ thống kiểm soát nhiệt độ. Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng của Mỹ trong các lĩnh vực ngoài trời, ngoài ra còn có nông nghiệp và khai thác mỏ.

Các tác giả đã xây dựng một mô hình để nghiên cứu năng suất theo ngành và tác động của nó đến kết quả kinh tế vĩ mô. Bởi vì ngành xây dựng là một thành phần quan trọng trong tổng đầu tư của Hoa Kỳ, việc giảm năng suất sẽ có tác động lâu dài đến nền kinh tế và làm chậm quá trình tích lũy vốn.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh quy mô của vốn cổ phần trong hai kịch bản: Không có sự gia tăng về nhiệt độ sau năm 2019 so với viễn cảnh số ngày nắng nóng cực độ sẽ tăng lên 80 vào năm 2100.

Casey, Fried và Gibson cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai sẽ làm giảm nguồn vốn khoảng 1.4% vào năm 2100 và 5.4% vào năm 2200. Lượng vốn thấp hơn làm giảm khả năng sản xuất của nền kinh tế, từ đó làm giảm tiêu dùng. Do đó, chúng tôi thấy rằng nhiệt độ cực cao làm giảm mức tiêu thụ hàng năm 0.5% vào năm 2100 và 1.8% vào năm 2200.”

Các công ty cần tìm cách thích nghi với viễn cảnh này, chẳng hạn như bằng cách chuyển một số cơ sở sản xuất đến những vùng mát mẻ hơn của đất nước hoặc làm việc vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sợ Trump, một số người Mỹ muốn di cư sang châu Âu
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Sợ Trump, một số người Mỹ muốn di cư sang châu Âu

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tranh cử nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, Doris Davis và Susie Bartlett - một cặp đôi đồng tính nữ khác chủng tộc sống ở Thành phố New York - đã đưa ra một quyết định thay đổi cuộc đời. Nếu ông thắng cử, họ sẽ chuyển ra nước ngoài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ