Mizuho: JPY sẽ tiếp tục lao dốc vào năm 2024

Mizuho: JPY sẽ tiếp tục lao dốc vào năm 2024

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

07:40 11/10/2023

Theo Mizuho, JPY sẽ chạm đáy trong hơn 30 năm khi BOJ giữ vững quan điểm về chính sách tiền tệ của mình.

Ông Garth Appelt, trưởng bộ phận FX tại Mizuho Americas, dự báo USDJPY sẽ trượt xuống mức 155 trong quý đầu tiên của năm 2024 khi các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vẫn giữ quyết định nới lỏng của mình. Ông nói, có thể sẽ cần có sự thay đổi của Fed và USD yếu hơn để ngăn chặn sự sụt giảm của JPY.

Ông Appelt cho biết: “Vấn đề lớn nhất đối với chính quyền Nhật Bản là tìm hiểu xem khi nào Fed sẽ ngừng tăng lãi suất. Mỹ đang có mức tăng trưởng cao hơn dự kiến, và bạn không biết liệu Fed đã kết thúc việc tăng lãi suất hay chưa. Tất cả những điều đó đều rất không tốt với BOJ.”

JPY đã giảm gần 12% từ đầu năm đến nay, yếu hơn tất cả các đồng tiền G10 và cả các đồng tiền thị trường mới nổi. USDJPY đang đi ngang trong tháng này, duy trì quanh mức 149 sau khi đạt 150, mức cao nhất trong năm.

Đối với ông Appelt, JPY có khả năng tiếp tục giảm, giao dịch trong khoảng 148-152 đến cuối 2023 khi các trader thiết lập vị thế sẵn sàng cho lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn ở Mỹ. Theo dự báo của ông Mizuho, đồng tiền này sau đó sẽ giảm xuống 150-155 vào cuối tháng 3/2024.

Lần cuối cùng USDJPY đạt mức 155 là vào giữa năm 1990, ngay trước khi Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất quốc gia.

Các chiến lược gia của Goldman Sachs vào tháng 8 cũng cho biết JPY sẽ giảm xuống mức 155 vào đầu năm tới do các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vẫn giữ thái độ ôn hòa. BofA cũng kỳ vọng đồng Yên sẽ chạm đáy ở mức 155 vào đầu năm 2024.

Tuy nhiên, dự báo trung bình cho quý đầu tiên là sẽ chạm mức 140, tương đương tăng 6% trong sáu tháng tới, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Các nhà phân tích từ lâu đã chờ đợi các quan chức Nhật Bản diều hâu hơn, có khả năng từ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của họ.

Là ngân hàng lớn thứ 3 Nhật Bản, Mizuho đã theo dõi chặt chẽ các dòng vốn để giúp đưa ra quan điểm của mình về JPY. Ông cũng có kế hoạch giám sát mọi biện pháp hỗ trợ ngân sách và kích thích kinh tế tiếp theo của chính phủ.

Ông cho rằng nếu ngân sách mở rộng dẫn đến việc lạm phát tăng, điều này cho phép BOJ từ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trong năm nay.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Stablecoin và câu hỏi pháp lý: Có nên xem như tiền tệ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Stablecoin và câu hỏi pháp lý: Có nên xem như tiền tệ?

Một trong những nền tảng pháp lý quan trọng nhất trong lịch sử tài chính hiện đại bắt nguồn từ một vụ án ở Anh vào năm 1758, khi một tờ tiền bị đánh cắp được sử dụng để thanh toán tại một quán trọ. Tòa án tối cao thời đó phán quyết người nhận tờ tiền là chủ sở hữu hợp pháp, tạo tiền lệ cho việc công nhận tiền giấy là phương tiện thanh toán hợp pháp, bất kể lịch sử sở hữu trước đó.
Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ trước thềm hội đàm với Putin
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ trước thềm hội đàm với Putin

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh tại Moscow với Tổng thống Vladimir Putin và lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Thế chiến II, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã so sánh “chủ nghĩa bá quyền” của Mỹ ngày nay với “các thế lực phát xít ngạo mạn” cách đây 80 năm.
Từ chỉ trích đến sao chép: Liệu Trump có đang lặp lại chiến lược kinh tế của Biden?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Từ chỉ trích đến sao chép: Liệu Trump có đang lặp lại chiến lược kinh tế của Biden?

Tổng thống Donald Trump – người từng chỉ trích gay gắt chính sách kinh tế của Joe Biden – giờ đây lại đưa ra một thông điệp gần như tương tự: tăng đầu tư vào sản xuất trong nước và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, cả hai ông đều vấp phải một thực tế khó tránh: khi người dân phải đối mặt với giá cả tăng cao, họ ít quan tâm đến các nhà máy mới, dù điều đó có thể tạo thêm hàng triệu việc làm.
Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ấn Độ tăng mua dầu Nga giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu thay đổi

Các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ, bao gồm Indian Oil và BPCL, đang đẩy mạnh mua dầu thô Nga từ thị trường giao ngay nhằm đa dạng hóa nguồn cung, bất chấp mức chiết khấu thu hẹp. Indian Oil giảm tỷ lệ nhập khẩu theo hợp đồng dài hạn, trong khi BPCL tìm cách điều chỉnh điều khoản để linh hoạt hơn trong giao dịch. Động thái này phản ánh nỗ lực thích ứng với biến động địa chính trị và xu hướng mua hàng toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ