Lạm phát tại Nhật Bản hạ nhiệt trong bối cảnh BoJ chờ đợi hiệu ứng từ việc tăng lương

Lạm phát tại Nhật Bản hạ nhiệt trong bối cảnh BoJ chờ đợi hiệu ứng từ việc tăng lương

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:06 24/05/2024

Lạm phát của Nhật Bản hạ nhiệt trong tháng thứ hai nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) do đồng Yên mất giá làm dấy lên lo ngại rằng áp lực lạm phát do chi phí đẩy có thể vẫn tiếp tục kéo dài.

Bộ Nội vụ hôm thứ Sáu cho biết rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 2.2% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với ước tính của các nhà phân tích. Chỉ số này duy trì ở mức 2% hoặc cao hơn mục tiêu 2% của BoJ trong tháng thứ 25 liên tiếp.

Yếu tố lớn nhất đè nặng lên chỉ số này là tốc độ tăng giá thực phẩm chế biến giảm xuống còn 3.5%, một phần do tác động từ việc giá cả tăng vọt một năm trước đó, dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp sẵn sàng chuyển chi phí đầu vào cao hơn sang người tiêu dùng. Chi phí dịch vụ lưu trú cũng tăng với tốc độ chậm hơn, kìm hãm chỉ số CPI này.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm thực phẩm tươi sống

Thước đo lạm phát loại bỏ giá thực phẩm tươi sống và năng lượng đã hạ nhiệt xuống 2.4%, cũng phù hợp với ước tính.

Chỉ riêng kết quả này đủ để ngăn cản BoJ cắt giảm các chính sách nới lỏng tiền tệ. Thị trường đang cảnh báo về nguy cơ BoJ tăng lãi suất sớm của khi đồng Yên vẫn gần mức thấp nhất 34 năm ngay cả sau khi chính phủ được cho là đã can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng tiền này trong hai lần.

Giá dịch vụ, vốn được BoJ nhấn mạnh là yếu tố chính trong việc cân nhắc chính sách, đã tăng 1.7% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 2.1% của tháng trước. Các nhà kinh tế đang chú ý nhiều hơn đến dữ liệu của tháng này vì tháng 4 đánh dấu sự khởi đầu của năm tài chính, khi nhiều công ty cân nhắc việc điều chỉnh giá cả.

Xu hướng có thể thay đổi trong những tháng tới khi nhiều công ty bắt đầu thực hiện tăng lương sau khi nhóm công đoàn lớn nhất của quốc gia đạt được cam kết tăng lương trên 5% từ các công ty lớn, mức tăng lớn nhất trong hơn ba thập kỷ. BoJ hy vọng việc tăng lương sẽ kích thích chi tiêu và giá cả.

Kohei Okazaki, chuyên gia kinh tế tại Nomura Securities, cho rằng: “Từ thời điểm này trở đi, việc tăng lương sẽ dần dần tạo áp lực buộc giá cả phải tăng, cả về cung và cầu, ở một mức độ nào đó.”

Lạm phát tại Tokyo, chỉ báo hàng đầu cho các dữ liệu quốc gia, đã giảm bất ngờ trong tháng 4 sau khi chính quyền địa phương bắt đầu trợ cấp cho giáo dục. Các nhà phân tích ước tính tác động của các biện pháp đó đối với thước đo lạm phát nhỏ hơn nhiều, chỉ giảm khoảng 0.1bps trở xuống.

Chính phủ sẽ bắt đầu loại bỏ dần các khoản chi đó từ tháng 5, có khả năng đẩy chỉ số lạm phát của Nhật Bản lên gần 3% vào mùa hè.

Taro Kimura, chuyên gia kinh tế tại Bloomberg, cho rằng: “BoJ có vẻ tự tin rằng một chu kỳ giá cả và tiền lương hợp lý sẽ thúc đẩy lạm phát trong tương lai. Việc tăng phí tiện ích dự kiến ​​cũng sẽ đẩy dữ liệu lạm phát lên cao trong những tháng tới, tạo ra bối cảnh tốt cho BoJ tăng lãi suất.”

Doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng phải cân nhắc việc tăng giá để bù đắp chi phí đầu vào tăng do đồng Yên yếu, ngay cả khi chi tiêu của người tiêu dùng vẫn ảm đạm. Chi tiêu hộ gia đình đã giảm 13 tháng liên tiếp do tiền lương thực tế giảm liên tục.

Theo một báo cáo của chính phủ trong tháng này, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái trong quý đầu tiên của năm nay, ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp có mức tăng trưởng bằng 0 hoặc âm. Chi tiêu cá nhân cũng đã giảm quý thứ tư liên tiếp.

Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết sự khởi đầu tồi tệ của nền kinh tế trong năm nay sẽ không cản trở ngân hàng trung ương tăng lãi suất đợt tiếp theo vì tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ phục hồi. Ông Ueda cho biết bức tranh tổng thể về khả năng phục hồi cho đến nay vẫn không thay đổi.

Đồng yên suy yếu đã khiến USD/JPY vượt mức 160 vào cuối tháng trước. Theo phân tích của Bloomberg, động thái này được tiếp nối bởi hai lần can thiệp thị trường tiền tệ của Bộ tài chính nhằm hỗ trợ đồng yên. Chính phủ chưa xác nhận những hành động đó.

Ngày càng có nhiều lo ngại về đồng yên. Theo báo cáo của Teikoku Databank, khoảng 64% doanh nghiệp cho biết sự mất giá gần đây của đồng yên đã làm giảm lợi nhuận của họ. Ken Kobayashi, trưởng phòng thương mại Nhật Bản, đã kêu gọi chính quyền thực hiện các biện pháp để hỗ trợ đồng yên, kéo USD/JPY xuống khoảng 120-130.

Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng đồng yên yếu có thể thúc đẩy lạm phát do chi phí đẩy, giáng một đòn lớn chi tiêu của người tiêu dùng khi họ thắt chặt ngân sách.

Trong bối cảnh đó, Thống đốc Ueda gần đây đã thay đổi giọng điệu khi chia sẻ về thị trường ngoại hối. Đầu tháng này, ông cho biết những biến động tiền tệ nhanh chóng là điều không mong muốn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng về thỏa thuận thương mại thúc đẩy đà tăng; Quyết định của Fed sắp tới - điều gì đang tác động đến thị trường
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Kỳ vọng về thỏa thuận thương mại thúc đẩy đà tăng; Quyết định của Fed sắp tới - điều gì đang tác động đến thị trường

HĐTL chứng khoán Mỹ tăng nhẹ, được thúc đẩy bởi thông tin về cuộc gặp sắp tới giữa các đại diện của Mỹ và Trung Quốc, có thể đánh dấu bước đầu tiên trong việc xoa dịu căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tâm điểm cũng là quyết định về lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang và bất kỳ manh mối nào ngân hàng trung ương có thể đưa ra về các kế hoạch chính sách trong tương lai.
Chứng khoán châu Âu trái chiều; tập trung vào thu nhập, quyết định của Fed, đàm phán thương mại Trung Quốc
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu trái chiều; tập trung vào thu nhập, quyết định của Fed, đàm phán thương mại Trung Quốc

Các chỉ số chứng khoán châu Âu biến động trái chiều vào thứ Tư, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu đàm phán thương mại Mỹ-Trung khi các nhà đầu tư tiêu hóa thêm thu nhập doanh nghiệp trước thềm công bố chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang. DAX của Đức tăng 0.1%, trong khi CAC 40 của Pháp giảm 0.3% và FTSE 100 của Anh giảm 0.2%.
Chứng khoán châu Âu trượt dốc khi nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập, thị trường tập trung vào cuộc họp của Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chứng khoán châu Âu trượt dốc khi nhà đầu tư đánh giá báo cáo thu nhập, thị trường tập trung vào cuộc họp của Fed

Chứng khoán châu Âu trượt dốc vào thứ Tư khi các nhà đầu tư đánh giá một loạt thu nhập doanh nghiệp và những diễn biến mới nhất trong quá trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung trước thềm quyết định lãi suất của Fed vào cuối ngày.
Vàng phục hồi, vẫn giữ sắc đỏ dưới $3,400 - Thị trường chờ đợi thông tin về chính sách của Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng phục hồi, vẫn giữ sắc đỏ dưới $3,400 - Thị trường chờ đợi thông tin về chính sách của Fed

Giá vàng chật vật để tận dụng các mức tăng hàng tuần đã được ghi nhận trong hai ngày qua. Sự lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung được cho là đang gây áp lực lên hàng hóa trú ẩn an toàn. Nhu cầu USD hạ nhiệt hỗ trợ cặp XAU/USD trước thềm quyết định chính sách của FOMC.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ