Lạm phát dự kiến sẽ giảm trong tháng 12, nhưng chưa đủ để Fed xoay trục ngay lập tức

Lạm phát dự kiến sẽ giảm trong tháng 12, nhưng chưa đủ để Fed xoay trục ngay lập tức

11:04 12/01/2023

Chỉ số CPI dự kiến sẽ giảm nhẹ trong tháng 12 do giá xăng dầu và năng lượng giảm mạnh, nhưng dữ liệu so với cùng kỳ năm ngoài có thể vẫn ở mức cao

Theo Dow Jones, các nhà kinh tế hiện kỳ vọng chỉ số CPI tháng 12 sẽ giảm 0.1% so với tháng trước và tăng 6.5% so với cùng kỳ. Chỉ số CPI đã giảm mạnh mức cao nhất 9.1% YoY trong tháng Sáu.

Chỉ số CPI lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm, dự kiến sẽ tăng 0.3% MoM và 5.7% YoY trong tháng 12. Trong tháng 11, chỉ số này đã tăng 0.2% MoM và 6% YoY.

“Chúng tôi rất mong chờ chỉ số CPI giảm. Đó là một tin tốt,” nhà kinh tế trưởng Diane Swonk của KPMG cho biết. “Điều này đã giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng trong quý IV. Nhưng vẫn chưa đủ.”

Chỉ số CPI dự kiến sẽ được công bố vào tối thứ Năm. Đây là báo cáo CPI cuối cùng trước khi Fed đưa ra quyết định lãi suất vào ngày 1/2. Vì lý do đó, dữ liệu lạm phát đã trở thành một thông tin quan trọng đối với thị trường tài chính, và hiện một số trader đang kỳ vọng lạm phát sẽ thậm chí giảm nhanh hơn so với nhận định của các nhà kinh tế. Họ cũng chỉ ra tăng trưởng tiền lương thấp hơn dự kiến trong báo cáo việc làm tháng 12, cũng như các dữ liệu khác đang phản ánh kỳ vọng lạm phát giảm dần.

Chứng khoán Mỹ đã tăng vào thứ Tư trước khi báo cáo CPI được công bố. “Thị trường đang khá lạc quan. Lạm phát hạ nhiệt và Fed gần như đã hoàn tất việc tăng lãi suất,” Peter Boockvar, giám đốc đầu tư của Bleakley Financial Group, cho biết. “Dữ liệu lạm phát hai tháng trước đã thấp hơn nhiều so với dự kiến. Thị trường đang kỳ vọng điều này xảy ra một lần nữa.”

Tác động đối với Fed

Trên thị trường HĐTL, các trader tiếp tục kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất chỉ 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo. Trong khi đó, một số nhà kinh tế tiếp tục nhận định các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản. Kỳ vọng của thị trường đối với động thái 50 điểm cơ bản chỉ là 20%.

Simona Mocuta, nhà kinh tế trưởng tại State Street Global Advisors, cho biết: “Rõ ràng chỉ số CPI rất quan trọng. Trong trường hợp cụ thể này, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chính sách, tương đương với quy mô của đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed.”

Bà Mocuta cho biết chỉ số CPI thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến Fed. “Thị trường không định giá hoàn toàn 50 điểm cơ bản. Tôi nghĩ họ đúng trong trường hợp này mặc dù Fed vẫn có thể sẽ đưa ra quyết định không giống với kỳ vọng của thị trường.”

Nhà kinh tế trưởng Luke Tilley của Wilmington Trust cho biết giá xăng đã giảm 12% trong tháng 12 cùng với giá năng lượng - đối với các chi phí như sưởi ấm - đã giúp hạ nhiệt lạm phát.

“Chi phí lưu trú là yếu tố chính đóng góp vào chỉ số CPI do độ trễ,” ông nói. Dữ liệu thị trường cho thấy tốc độ thuê nhà chậm lại, nhưng chỉ số CPI vẫn chưa phản ánh điều đó. Ông Tilley nói thêm: “Thị trường đều biết có độ trễ cần thiết để dữ liệu hiển thị qua chỉ số CPI." Chi phí lưu trí chiếm 40% chi số CPI lõi.

Chi phí lưu trú dự kiến sẽ tăng 0.6% so với tháng trước. Ông Tilley cho biết với sự suy yếu của thị trường bất động sản, chủ nhà đang gặp khó khăn trong việc tăng tiền thuê. Ông nói: “Dữ liệu này đang tăng chậm hơn vào tháng Một, tháng Hai và tháng Ba với độ trễ ngắn hơn.”

Tập trung vào lạm phát dịch vụ

Các nhà kinh tế đang đánh giá liệu lạm phát dịch vụ chiếm bao nhiêu trong chỉ số CPI, vì lạm phát hàng hóa dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi chuỗi cung ứng hoạt động ổn định hơn.

“Chỉ số CPI toàn phần hạ nhiệt trong hai, ba tháng qua đã phóng đại quá trình cải thiện. Giá xăng dầu sẽ không hỗ trợ nhiều cho báo cáo CPI tiếp theo. Tôi không muốn thấy sự gia tăng trong chi phí lưu trú. Tôi muốn một số khu vực không thiết yếu giảm xuống,” ông Mocuta của State Street cho biết. “Trọng tâm bây giờ là dịch vụ.”

Thị trường đang tập trung vào lạm phát để có thể xác định Fed sẽ tăng lãi suất đến bao nhiêu. Việc tăng lãi suất đang làm chậm nền kinh tế và có thể quyết định Mỹ sẽ hạ cánh mềm hoặc suy thoái.

“Hy vọng là chúng ta đang ở vị trí của một cuộc hạ cánh mềm. Điều đó đòi hỏi Fed không chỉ ngừng thắt chặt mà còn phải giảm lãi suất sớm hơn và đó dường như không phải là mục tiêu của họ,” Swonk nói.

Lãi suất của Fed hiện ở mức 4.25% - 4.5% và Fed đã dự báo mức lãi suất dài hạn là 5.1% cho năm nay.

“Fed cũng lo lắng về một đợt cú sốc nguồn cung thứ hai, có thể là do Trung Quốc đột ngột từ bỏ chính sách Zero Covid hoặc một động thái khác từ Nga. Họ không muốn tuyên bố chiến thắng quá sớm,” Swonk nói.

Các nhà kinh tế kỳ vọng một dữ liệu quan trọng khác - chỉ số PCE - có thể cho thấy lạm phát lõi thấp hơn dự đoán của Fed là 3.5% vào ngày 31/12. Một số nhà kinh tế dự đoán Mỹ sẽ xảy ra suy thoái kinh tế và Fed sẽ cắt giảm lãi suất trước cuối năm, như thị trường kỳ vọng. Nhưng Fed không dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cho đến năm 2024.

Một số chiến lược gia kỳ vọng các quan chức Fed sẽ bắt dovish hơn và ít mâu thuẫn hơn với quan điểm thị trường. Chủ tịch Fed Boston Susan Collins cho biết hôm thứ Tư rằng bà đang nghiêng về mức tăng 25 điểm trong cuộc họp tiếp theo.

“Chúng tôi nghĩ rằng một trong những thay đổi trong những tháng tới là Fed sẽ sớm nhận ra rằng việc thay đổi cách kiềm chế lạm phát sẽ tốt hơn so với việc gây ra suy thoái dẫn đến mất hàng triệu việc làm,” nhà sáng lập Fundstrat Tom Lee cho biết hôm thứ Tư.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức

Friedrich Merz sắp đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Đức, hiện thực hóa khát vọng cả đời trong bối cảnh biến động sâu sắc về kinh tế và địa chính trị đối với nền kinh tế dẫn đầu châu Âu. Chính trị gia 69 tuổi thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Hai và thiết lập liên minh chiến lược với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) để hình thành chính phủ đa số, sẽ trở thành vị Thủ tướng thứ 10 của Đức thời hậu chiến sau cuộc bỏ phiếu quyết định tại Quốc hội Liên bang (Bundestag) vào thứ Ba.
Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần hé lộ những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng sự bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ