Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại trong quý III

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại trong quý III

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

07:04 18/10/2024

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến đã tăng trưởng chậm lại trong quý 3, do bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kéo dài trong lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng, tiếp tục tạo áp lực lên các quyết định về các biện pháp kích thích kinh tế để phục hồi tăng trưởng.

Theo khảo sát của Reuters, thị trường kỳ vọng dữ liệu công bố vào thứ Sáu sẽ cho thấy đà tăng trưởng 4.5% của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn tháng 7-9, giảm từ mức 4.7% trong quý 2 và đây sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ quý 1 năm 2023.

Bắc Kinh sẽ công bố số liệu mới nhất trong bối cảnh các nhà chức trách đã bắt đầu tăng cường mạnh mẽ các biện pháp kích thích nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% mà chính phủ đặt ra cho năm 2024.

Khảo sát của Reuters cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 4.8% trong năm 2024, thấp hơn mục tiêu của Bắc Kinh, và có thể tiếp tục giảm xuống 4.5% vào năm 2025.

Nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng không đồng đều trong năm nay, với sản xuất công nghiệp vượt trội so với tiêu dùng trong nước, làm gia tăng nguy cơ giảm phát trong bối cảnh suy thoái ở lĩnh vực bất động sản và nợ công ngày càng tăng.

Các nhà hoạch định chính sách, vốn thường dựa vào đầu tư vào hạ tầng và sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng, đã cam kết sẽ chuyển hướng tập trung sang kích thích tiêu dùng, nhưng thị trường đang chờ đợi thêm thông tin chi tiết về gói kích thích tài khóa dự kiến.

Theo khảo sát, nền kinh tế dự kiến đã tăng trưởng 1.0% trong quý 3 so với quý trước, so với mức tăng 0.7% trong quý 2.

Dữ liệu GDP sẽ được công bố vào thứ Sáu lúc 9h00. Dữ liệu riêng về các hoạt động kinh tế trong tháng 9 dự kiến sẽ cho thấy bức tranh kinh tế không đồng nhất, với doanh số bán lẻ tăng nhưng đầu tư lại có dấu hiệu giảm sút.

Dữ liệu gần đây đã làm gia tăng nguy cơ Trung Quốc rơi vào giai đoạn áp lực giảm phát kéo dài, trong khi triển vọng xuất khẩu, điểm sáng duy nhất của nền kinh tế trong năm nay có vẻ đang mờ nhạt hơn do các biện pháp hạn chế thương mại từ các đối tác nước ngoài.

Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 9, trong khi nhập khẩu cũng chậm lại, thấp hơn dự báo rất nhiều, cho thấy các nhà sản xuất đang giảm giá để đẩy hàng tồn kho trước các rào cản thuế quan từ nhiều đối tác thương mại.

CPI của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 9, trong khi giá sản xuất tiếp tục giảm sâu hơn, làm tăng áp lực lên Bắc Kinh phải có biện pháp kích thích nhu cầu trong bối cảnh xuất khẩu đang chững lại.

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc cam kết "tăng đáng kể" nợ công để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng không tiết lộ quy mô tổng thể của gói kích thích.

Caixin Global đưa tin rằng Trung Quốc có thể tăng thêm 6 nghìn tỷ CNY (khoảng 842.6 tỷ USD) từ trái phiếu đặc biệt trong ba năm tới để hỗ trợ nền kinh tế đang suy yếu thông qua việc mở rộng kích thích tài khóa.

Reuters cũng đã báo cáo vào tháng trước rằng Trung Quốc dự kiến phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá khoảng 2 nghìn tỷ CNY trong năm nay như một phần của gói kích thích tài khóa mới.

PBOC vào cuối tháng 9 đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh nhất kể từ đại dịch COVID-19, bao gồm cắt giảm lãi suất, bơm thanh khoản 1 nghìn tỷ CNY và các biện pháp khác để hỗ trợ thị trường bất động sản và chứng khoán.

Theo các nhà phân tích được Reuters khảo sát, dự kiến Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cho vay kỳ hạn một năm khoảng 20 bps, cũng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trong quý 4 khoảng 25 bps.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD

Đồng TWD vừa ghi nhận mức tăng mạnh chưa từng có trong hai ngày liên tiếp, giữa làn sóng tháo chạy khỏi đồng USD và tâm lý bất ổn đang lan rộng trên thị trường toàn cầu. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, vốn đang làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và gây rạn nứt các mối quan hệ thương mại.
Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục

Giới chức Hồng Kông cho biết họ đã tiếp tục mua vào đồng USD nhằm bảo vệ cơ chế neo tỷ giá của đồng HKD. Cụ thể, HKMA đã chi kỷ lục 60.5 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương khoảng 7.7 tỷ USD) để mua USD sau khi tỷ giá HKD chạm ngưỡng cao nhất trong biên độ giao dịch cho phép. Tính từ thứ Sáu tuần trước, tổng số tiền cơ quan này chi ra để mua USD đã lên tới 56.1 tỷ HKD – chưa kể đợt can thiệp mới nhất
Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa

Ethena dự kiến mở khóa 171.88 triệu token, tương đương khoảng 3.10% nguồn cung lưu hành. Việc Movement mở khóa 50 triệu token theo kiểu "cliff unlock" có thể gây biến động, tạo thêm áp lực lên giá. Việc mở khóa token số lượng lớn thường làm tăng tính thanh khoản, dẫn đến biến động gia tăng và khả năng giá giảm.
Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại

Giá Vàng tăng mạnh hơn 1% vào thứ Hai khi thị trường khởi đầu tuần mới khá chậm và chờ quyết định về lãi suất của Fed. Rủi ro địa chính trị từ Trump và Israel đang thúc đẩy nhà đầu tư quay trở lại với Vàng. Rủi ro ở chiều tăng vẫn tồn tại ngay cả khi tâm lý có vẻ nghiêng về chiều giảm.
EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý

EUR/USD di chuyển lên cao hơn gần 1.1340 khi USD đối mặt với áp lực bán trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 6-7 tháng 5. Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông tự tin về việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong tuần này. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất bất chấp lạm phát khu vực đồng Euro tăng trong tháng 4.
Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi

Có vẻ như nền kinh tế xấu đi sẽ là điều thuận lợi cho các hãng hàng không giá rẻ, nhưng trên thực tế lại ngược lại. Những người không đủ khả năng bay chỉ đơn giản là ngừng bay, chứ không chuyển xuống hạng thấp hơn, họ – chủ yếu chỉ còn lại những người đi công tác, đi quốc tế hoặc dùng điểm thưởng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ