Khi luật chống độc quyền trở thành vũ khí chính trị: Mỹ cần tỉnh táo trước bài học từ Trung Quốc

Khi luật chống độc quyền trở thành vũ khí chính trị: Mỹ cần tỉnh táo trước bài học từ Trung Quốc

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:42 15/08/2024

Thất bại của Google trong vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt tại Mỹ về vấn đề thống lĩnh thị trường, đánh dấu đỉnh cao trong nỗ lực của các cơ quan quản lý Mỹ. Động thái này nhằm kiềm chế ảnh hưởng to lớn về mặt kinh tế và chính trị của các tập đoàn công nghệ khổng lồ.

Một hệ quả bất ngờ là sự ủng hộ nhiều hơn đối với Cựu Tổng thống Donald Trump của Thung lũng Silicon. Nhiều ông lớn trong giới công nghệ, trong đó có Elon Musk, đã công khai ủng hộ liên danh Trump - Vance. Điều này một phần xuất phát từ sự bất mãn với chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Lina Khan và các chính sách chống độc quyền của chính quyền Biden.

Nếu Trump thắng cử và phá vỡ nền tảng pháp quyền, luật chống độc quyền sẽ không còn là công cụ bảo đảm cạnh tranh công bằng nữa; thay vào đó, luật này sẽ biến thành vũ khí chính trị để trừng phạt những tiếng nói đối lập.

Trường hợp của Trung Quốc là một lời cảnh báo rõ ràng. Luật chống độc quyền của nước này, được ban hành năm 2008, đang được sử dụng đúng theo cách đó. Các vụ kiện chống độc quyền ở Trung Quốc thường được giải quyết trong nội bộ bộ máy chính phủ, nơi mà các mục tiêu chính trị có thể lấn át các tiêu chuẩn pháp lý. Hãy xem xét cuộc điều tra năm 2011 đối với các công ty nhà nước China Telecom và China Unicom về cáo buộc phân biệt giá. Ban đầu, cuộc điều tra nhận được sự ủng hộ của công chúng, nhưng sự phản đối từ Bộ Công nghiệp và Thông tin nhanh chóng xuất hiện. Kết quả của cuộc điều tra vì thế đã được định đoạt trước.

Các công ty tư nhân dám thách thức cơ quan chống độc quyền phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Dưới thời Tập Cận Bình, các cuộc đàn áp quy định đã trở nên gay gắt hơn và nhiều vụ việc chưa bao giờ được đưa ra tòa. Chẳng hạn, năm 2015, Alibaba công khai chỉ trích một báo cáo của Tổng cục Công nghiệp và Thương mại Nhà nước về hàng giả trên nền tảng Taobao của họ. Để trả đũa, Tổng cục này đã lên án Alibaba về tham nhũng và giám sát kém, khiến giá cổ phiếu của Alibaba lao dốc.

Cuộc xung đột này, được mệnh danh là "cuộc tranh cãi đắt đỏ nhất" trong lịch sử, leo thang hơn nữa vào năm 2021 khi cơ quan quản lý chống độc quyền Trung Quốc phạt Alibaba 2.8 tỷ USD vì lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường. Điều này xảy ra ngay sau khi họ buộc hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group - công ty liên kết của Alibaba. Alibaba đã công khai chấp nhận hình phạt và cam kết tuân thủ, cho thấy việc thách thức các cơ quan quản lý Trung Quốc có thể dẫn đến hậu quả tàn khốc.

Mặc dù Mỹ sẽ không trở thành Trung Quốc, nhưng có một mối nguy hiện hữu rằng cái mà học giả luật Angela Zhang gọi là "chủ nghĩa ngoại lệ chống độc quyền kiểu Trung Quốc" có thể không còn là ngoại lệ nữa. Theo đó, nỗi sợ bị trừng phạt bởi luật chống độc quyền và bị truyền thông nhà nước bêu xấu sẽ góp phần củng cố quyền lực của nhà độc tài. Viễn cảnh này đang có nguy cơ trở nên phổ biến hơn tại Mỹ.

Những ai còn hoài nghi về việc luật chống độc quyền có thể bị biến thành vũ khí tùy tiện chống lại Thung lũng Silicon chỉ cần nhìn vào trường hợp của Jack Ma, người sáng lập Alibaba. Trong một chế độ độc tài, doanh nghiệp không phải là những chủ thể độc lập; họ chỉ là công cụ của nhà nước.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vẫn chưa đưa ra kế hoạch rõ ràng về cách kiểm soát quyền lực của các tập đoàn lớn. Điều chúng ta biết là vấn đề chống độc quyền không phải ưu tiên hàng đầu trong thời gian bà giữ chức Tổng chưởng lý California, Thượng nghị sĩ hay Phó Tổng thống. Bên cạnh đó, hai nhà tài trợ lớn của đảng Dân chủ - Chủ tịch IAC Barry Diller và đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman đã thúc giục bà thay thế Khan ở vị trí chủ tịch FTC. Thống đốc Maryland Wes Moore cũng gợi ý rằng cách tiếp cận chống độc quyền của Harris sẽ "khác biệt" so với Biden.

Có lẽ chúng ta đã chứng kiến đỉnh cao của việc thực thi luật chống độc quyền dưới sự lãnh đạo của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù số lượng vụ kiện chống độc quyền đã tăng vọt dưới thời chính quyền Biden so với thời Obama, tỷ lệ thắng kiện lại giảm đi. Điểm khác biệt then chốt ở đây chính là: dưới chính quyền hiện tại, việc thực thi luật chống độc quyền cuối cùng vẫn bị kiểm soát bởi thượng tôn pháp luật.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.