IMF: Nợ chồng chất và các lỗ hổng tài chính là rủi ro kép đối với kinh tế toàn cầu

IMF: Nợ chồng chất và các lỗ hổng tài chính là rủi ro kép đối với kinh tế toàn cầu

22:14 10/04/2021

Các nhà hoạch định chính sách và các ngân hàng trung ương cần phải “rất chọn lọc” các biện pháp kích thích để tránh gây rủi ro cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong trung hạn, khi nợ nần chồng chất và các lỗ hổng tài chính là những rủi ro có thể xảy ra, theo một quan chức hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Cảnh báo được đưa ra khi IMF đang nỗ lực để thúc đẩy các hành động cân bằng hơn trong các nước tham dự Hội nghị mùa Xuân IMF-WB diễn ra trong tuần này.

Tổ chức có trụ sở tại Washington này đã ca ngợi Mỹ trong việc ban hành các biện pháp kích thích chưa từng có giữa bối cảnh khủng hoảng Covid-19 nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, nhưng cũng cảnh báo về khả năng các biện pháp này có thể gây ra thiệt hại mang tính cơ cấu về lâu dài cho các nền kinh tế khác trên toàn thế giới.

"Không nghi ngờ gì nữa, các gói kích thích của Mỹ đem lại một bối cảnh rất thuận lợi cho các dự báo tăng trưởng mà chúng tôi đã đưa ra", Geoffrey Okamoto, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, nói với CNBC hôm thứ Tư.

“Tôi sẽ không ví nó như một đòn bẩy. Nhưng đây là một 'cơn gió đẩy thuyền' mà các quốc gia có thể tận dụng để cố gắng vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng còn lại, cho đến khi họ có thể mở cửa trở lại nền kinh tế của mình”, ông nói thêm.

IMF cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố hôm thứ Ba rằng nền kinh tế toàn cầu có thể đạt tăng trưởng 6% trong năm nay, lần thứ hai nâng mức dự báo chỉ trong ba tháng gần đây. Kết quả này đến sau khi tăng trưởng ước tính giảm 3,3% vào năm 2020, một cuộc suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết triển vọng tươi sáng hơn được củng cố bởi việc triển khai vắc-xin và các biện pháp kích thích kinh tế, “đặc biệt là ở Hoa Kỳ”.

Trong một động thái nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Mỹ, gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden đã được thông qua vào tháng trước. Nhà Trắng kể từ đó vẫn đang tìm cách thông qua kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD - một ưu tiên lập pháp tiếp theo của chính quyền mới.

Khi được hỏi liệu các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương có gặp rủi ro khi sử dụng các biện pháp siêu nới lỏng và khiến các nền kinh tế tăng trưởng nóng hay không, Okamoto trả lời: “Cả về khía cạnh tài khóa và tiền tệ, việc giữ chính sách nới lỏng quá lâu đều tiềm ẩn rủi ro”.

“Về mặt chính sách tiền tệ, việc nới lỏng quá lâu sẽ dẫn đến một số lỗ hổng nhất định trong hệ thống tài chính”, Okamoto nói, cho biết thêm, chúng tôi đã đề cập trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu của mình rằng các cơ quan quản lý sẽ cần phải ngăn chặn những rủi ro này.

Báo cáo của IMF, được công bố hôm thứ Ba, cho biết trong khi việc tránh các lỗ hổng tài chính cố hữu đang trở thành một nhu cầu cấp bách, thì các biện pháp kích thích được thực thi trong đại dịch "có thể gây ra những hậu quả không mong muốn như sự mất giá kéo dài và lỗ hổng tài chính gia tăng".

Nó cũng làm nổi lên sự khác biệt giữa một số ít các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế thị trường mới nổi, với các quốc gia thu nhập thấp được coi là có nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong quá trình phục hồi không đồng tốc.

“Về mặt tài chính, dù lãi suất vẫn thấp và khả năng vay của bạn dễ dàng hơn nhưng không có nghĩa là bạn có thể vay số tiền không giới hạn cho bất kỳ mục đích nào”, Okamoto nói.

“Chúng tôi muốn mọi người sử dụng các nguồn lực một cách thận trọng, vừa để vượt qua đại dịch, vừa để đầu tư thích hợp, đặt mình trong lộ trình thoát khỏi khủng hoảng và tiến trình phục hồi tăng trưởng. Nhưng điều đó đòi hỏi phải rất chọn lọc và đảm bảo rằng bạn đang tài trợ cho các dự án có tỷ suất lợi nhuận kinh tế cao nhất”, ông nói.

Okamoto cũng cho rằng việc không chọn lọc được các dự án phù hợp sẽ dẫn đến việc tăng nợ, và "việc tăng nợ hoặc các lỗ hổng tài chính đều có thể dẫn đến rủi ro đối với tăng trưởng trong trung hạn”.

link gốc tại đây

Thời Báo Ngân Hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ