IMF nâng triển vọng kinh tế thế giới

IMF nâng triển vọng kinh tế thế giới

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:28 30/01/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay nhờ sức mạnh bất ngờ của nền kinh tế Mỹ ​​và gói kích thích tài khóa tại Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rủi ro từ chiến tranh và lạm phát.

Nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3.1% trong năm nay, tăng từ mức 2.9% được dự báo trong tháng 10, IMF cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới hàng quý ngày 30/1. IMF giữ nguyên dự báo năm 2025 ở mức 3.2%.

Chính sách thắt chặt nhằm chống lại lạm phát và cắt giảm chi tiêu công ở một số quốc gia là hai trong những lý do khiến tăng trưởng ​​​​sẽ chậm hơn so với hai thập kỷ trước đại dịch, với tốc độ tăng trưởng trung bình 3.8%.

Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho biết: “Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Hiện chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng hướng tới một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng với lạm phát giảm dần và tăng trưởng ổn định”. “Tuy nhiên, tốc độ mở rộng vẫn còn chậm và khả năng vẫn còn nhiều bất ổn ở phía trước”.

Một trong số những rủi ro được IMF trích dẫn là giá cả hàng hóa mới tăng đột biến do các cú sốc địa chính trị làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu chẳng hạn như các cuộc tấn công của phiến quân Houthis tại Biển Đỏ, hay xung đột ngày càng mở rộng ở Trung Đông. Tình trạng lạm phát dai dẳng cũng có thể buộc các ngân hàng trung ương phải giữ lãi suất cao ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Dự báo của IMF giả định giá hàng hóa, bao gồm cả nhiên liệu, sẽ giảm trong năm nay và năm tới, đồng thời lãi suất sẽ giảm ở các nền kinh tế lớn. Ví dụ, các nhà kinh tế của IMF đã tính toán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu u và Ngân hàng Trung ương Anh sẽ giữ nguyên lãi suất trong nửa đầu năm nay trước khi giảm dần khi lạm phát chậm lại.

IMF cho biết lạm phát quý IV/2023 đã hạ nhiệt nhiều hơn kỳ vọng ​​do giá năng lượng giảm. Tổ chức cũng dự báo đà giảm tốc sẽ tiếp tục duy trì đến năm 2025, đưa lạm phát toàn cầu từ 6.8% xuống 4.4%. Lạm phát tại các nền kinh tế phát triển được dự báo giảm lạm nhanh hơn lạm phát tại các thị trường mới nổi.

IMF lặp lại cảnh báo về khả năng phân chia thương mại toàn cầu thành các khối, dự báo tăng trưởng thương mại thế giới là 3.3% trong năm 2024 và 3.6% trong năm 2025, thấp hơn mức trung bình lịch sử là 4.9%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cho biết các quốc gia đã áp đặt khoảng 3,000 hạn chế thương mại mới vào năm ngoái, gần gấp ba lần so với năm 2019.

Thách thức đối với các ngân hàng trung ương là bình thường hóa chính sách tiền tệ và “đưa nền kinh tế hạ cánh mềm, không hạ lãi suất sớm cũng như không trì hoãn việc hạ lãi suất quá lâu”.

IMF đang theo dõi sát sao xung đột ở Trung Đông và “vẫn cảnh giác”. “Tại thời điểm này, tác động của sự gián đoạn nguồn cung tới lạm phát tổng thể vẫn còn tương đối hạn chế”.

Đối với Mỹ, IMF đã nâng kỳ vọng tăng trưởng lên 2.1% so với dự báo trước đó là 1.5%, dựa trên chi tiêu tiêu dùng cao hơn ước tính vào cuối năm ngoái. Tốc độ này vẫn chậm hơn so với mức tăng trưởng 2.5% của năm 2023 do tác động chậm trễ từ lãi suất Fed cao nhất trong hai thập kỷ, việc thắt chặt tài chính dần dần và thị trường lao động suy yếu kìm hãm nhu cầu.

Dự báo tăng trưởng của khu vực Eurozone đã bị cắt giảm từ 1.2% xuống 0.9%, phản ánh kết quả yếu hơn mong đợi vào năm 2023, phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. IMF kỳ vọng người tiêu dùng châu u sẽ đẩy mạnh chi tiêu khi tác động của giá năng lượng tăng cao giảm bớt.

Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay đã được điều chỉnh từ 4.2% lên 4.6%, phản ánh mức tăng trưởng mạnh hơn vào năm ngoái và chi tiêu chính phủ cao hơn để phòng chống thiên tai. Nền kinh tế Ấn Độ dự báo ​​sẽ nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ 6.5%, tăng so với dự báo 6.3% trước đó.

Nga được kỳ vọng ​​sẽ tăng trưởng 2.6% trong năm nay, tăng so với ước tính 1.1%, một phần phản ánh chi tiêu quân sự và tiêu dùng tư nhân cao.

Kinh tế Argentina được dự báo thu hẹp 2.8% trong năm nay, so với ước tính về mức tăng trưởng 2.8% được đưa ra vào tháng 10, trước cuộc bầu cử Tổng thống Javier Milei. IMF trích dẫn một “sự điều chỉnh chính sách quan trọng” dưới thời chính phủ mới, cho đến nay đã bao gồm việc loại bỏ trợ cấp và kiểm soát giá cả, phá giá tiền tệ hơn một nửa và đề xuất các kế hoạch củng cố tài chính của chính phủ.


Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD

Đồng TWD vừa ghi nhận mức tăng mạnh chưa từng có trong hai ngày liên tiếp, giữa làn sóng tháo chạy khỏi đồng USD và tâm lý bất ổn đang lan rộng trên thị trường toàn cầu. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, vốn đang làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và gây rạn nứt các mối quan hệ thương mại.
Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Hong Kong mua vào lượng USD cao kỷ lục

Giới chức Hồng Kông cho biết họ đã tiếp tục mua vào đồng USD nhằm bảo vệ cơ chế neo tỷ giá của đồng HKD. Cụ thể, HKMA đã chi kỷ lục 60.5 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương khoảng 7.7 tỷ USD) để mua USD sau khi tỷ giá HKD chạm ngưỡng cao nhất trong biên độ giao dịch cho phép. Tính từ thứ Sáu tuần trước, tổng số tiền cơ quan này chi ra để mua USD đã lên tới 56.1 tỷ HKD – chưa kể đợt can thiệp mới nhất
Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ethena, Movement chuẩn bị đối mặt với biến động gia tăng khi $58 triệu token sắp được mở khóa

Ethena dự kiến mở khóa 171.88 triệu token, tương đương khoảng 3.10% nguồn cung lưu hành. Việc Movement mở khóa 50 triệu token theo kiểu "cliff unlock" có thể gây biến động, tạo thêm áp lực lên giá. Việc mở khóa token số lượng lớn thường làm tăng tính thanh khoản, dẫn đến biến động gia tăng và khả năng giá giảm.
Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá Vàng tăng nhẹ khi dòng chảy tài sản trú ẩn quay trở lại

Giá Vàng tăng mạnh hơn 1% vào thứ Hai khi thị trường khởi đầu tuần mới khá chậm và chờ quyết định về lãi suất của Fed. Rủi ro địa chính trị từ Trump và Israel đang thúc đẩy nhà đầu tư quay trở lại với Vàng. Rủi ro ở chiều tăng vẫn tồn tại ngay cả khi tâm lý có vẻ nghiêng về chiều giảm.
EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

EUR/USD tăng khi USD giảm, chính sách của Fed được chú ý

EUR/USD di chuyển lên cao hơn gần 1.1340 khi USD đối mặt với áp lực bán trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào ngày 6-7 tháng 5. Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông tự tin về việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại trong tuần này. Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất bất chấp lạm phát khu vực đồng Euro tăng trong tháng 4.
Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các hãng hàng không giá rẻ Spirit, Frontier trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh ngành hàng không thay đổi

Có vẻ như nền kinh tế xấu đi sẽ là điều thuận lợi cho các hãng hàng không giá rẻ, nhưng trên thực tế lại ngược lại. Những người không đủ khả năng bay chỉ đơn giản là ngừng bay, chứ không chuyển xuống hạng thấp hơn, họ – chủ yếu chỉ còn lại những người đi công tác, đi quốc tế hoặc dùng điểm thưởng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ