IMF cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong thời gian tới

IMF cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong thời gian tới

02:00 12/04/2023

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới dự đoán sẽ giảm xuống mức 2.8% trong năm nay so với mức 3.4% của năm 2022.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm đi trong năm 2023. Con số này đối với toàn bộ các nước phát triển thậm chí chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Nền kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 1.6% trong năm nay và 1.1% vào năm 2024, trong khi nền kinh tế Đức và Vương quốc Anh dự kiến sẽ có mức tăng trưởng âm lần lượt là -0.1% và -0.3% khi kết thúc năm 2023.

image1.png

Bức tranh toàn cảnh đối với các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi thì sáng sủa hơn một chút. Những nước thuộc nhóm trên sẽ chỉ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 trước khi bứt phá mạnh mẽ vào năm 2024. Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 5.2% so với mức 3% của năm ngoái, trong khi nền kinh tế Ấn Độ được dự báo tăng trưởng 5.9% vào năm nay và 6.3% ở năm 2024.

image2.png
Báo cáo mới nhất của IMF mang tên ''A Rocky Recovery'' cũng lưu ý rằng lạm phát cơ bản có thể giảm chậm hơn so với nhận định trước đây.

''Đầu tiên, lạm phát vẫn ít co giãn hơn nhiều so với dự đoán, thậm chí là so với dự đoán của chỉ vài tháng trước. Trong khi lạm phát toàn cầu đã giảm, điều đó chủ yếu phản ánh sự hạ nhiệt của giá năng lượng và thực phẩm. Tuy nhiên lạm phát cơ bản, một dữ liệu đã loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, vẫn chưa đạt đỉnh ở nhiều quốc gia. Chúng tôi dự đoán lạm phát cơ bản vào cuối năm nay sẽ giảm xuống mức 5.1% so với thời điểm này năm ngoái, tuy nhiên con số này vẫn cao hơn 0.6% so với bản Báo cáo tháng Một và đang ở xa so với mức mục tiêu''.

Phân tích của IMF cũng cho thấy rằng ''một khi giai đoạn lạm phát hiện tại qua đi, lãi suất có thể sẽ quay trở lại mức trước đại dịch ở các nền kinh tế phát triển''. Mức độ giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào việc ''các kịch bản liên quan đến việc nợ chính phủ và thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao cùng viễn cảnh hệ thống tài chính không thể hoạt động ổn định liệu có thành hiện thực hay không''.

.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.