Giao dịch ký quỹ: "Bom nổ chậm" cho thị trường chứng khoán Nhật Bản?

Giao dịch ký quỹ: "Bom nổ chậm" cho thị trường chứng khoán Nhật Bản?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:00 26/06/2024

Đà lao dốc của chứng khoán Nhật Bản từ mức đỉnh kỷ lục đã gây ra một rủi ro lớn: nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ vị thế mua sử dụng margin lớn nhất kể từ năm 2006 và có thể buộc phải cắt lỗ.

Tổng vị thế mà nhà đầu tư cá nhân của Nhật Bản nắm giữ đã đạt 4.91 nghìn tỷ Yên (30.8 tỷ USD) tính đến ngày 21/6, khi các khoản đặt cược sử dụng đòn bẩy - thường có rủi ro cao - tiếp tục tăng mặc dù chỉ số Nikkei 225 đã giảm 4% kể từ mức đỉnh vào tháng 3.

Sau đà tăng ấn tượng, chứng khoán Nhật Bản đang có hiệu suất kém hơn so với thị trường toàn cầu trong những tháng gần đây do tăng trưởng kinh tế trong nước ảm đạm, kết quả kinh doanh đáng thất vọng từ các công ty và lo ngại về hậu quả của việc BoJ tăng lãi suất. Trên thực tế, nhà đầu tư giao dịch ký quỹ sẽ vay tiền từ các công ty môi giới để mua cổ phiếu với đòn bẩy tài chính cao và nếu thị trường suy yếu, nhà đầu tư có thể cần phải đóng vị thế của mình, dẫn đến việc bán tháo.

Nhu cầu mua ký quỹ vẫn mạnh mẽ bất chấp sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Vị thế mua sử dụng margin của nhà đầu tư cá nhân lớn hơn gấp 6.4 lần so với vị thế bán sử dụng đòn bẩy, đồng thời cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 3.31. Điều này cho thấy nhà đầu tư vẫn lạc quan về thị trường chứng khoán Nhật Bản. Một yếu tố quan trọng là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: nếu lợi nhuận tăng, các công ty có thể tăng lương, và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ đó.

Masayuki Doshida, chuyên gia phân tích thị trường tại Viện nghiên cứu kinh tế Rakuten, cho biết: “Chúng ta sẽ bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh trong khoảng một tháng nữa và thị trường đang kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ tăng cao. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, cần phải thận trọng" về việc bán tháo ồ ạt từ những nhà đầu tư sử dụng margin.

Vị thế mua sử dụng margin của nhà đầu tư cá nhân lớn hơn gấp 6.4 lần so với vị thế bán

Phần lớn giao dịch ký quỹ mà các nhà môi giới cung cấp cho nhà đầu tư chỉ kéo dài trong sáu tháng. Kohei Onishi, chiến lược gia tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, cho biết có khả năng nhà đầu tư sẽ phải đóng các vị thế giao dịch vào tháng 9, do họ bắt đầu mở rộng vị thế vào đầu năm nay khi chứng khoán Nhật Bản đạt mức đỉnh kỷ lục.

Chi phí để duy trì vị thế mua sử dụng margin cũng có khả năng tăng lên nếu BoJ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới. Mặc dù mức tăng khoảng 0.25% nghe có vẻ không nhiều nhưng đây sẽ là mức lãi suất chính sách cao nhất tại Nhật Bản kể từ năm 2008, làm dấy lên lo ngại về những tác động khó lường.

Một số chuyên gia phân tích cũng bảy tỏ lo lắng về khả năng các giao dịch ký quỹ bị "thổi phồng" quá mức. Các vị thế này hiện chỉ chiếm khoảng 0.5% tổng vốn hóa thị trường và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh hơn 1.1% vào năm 2006.

Seiichi Suzuki, giám đốc phân tích thị trường tại Tokai Tokyo Intelligence Laboratory, cho biết rủi ro mà nhà đầu tư buộc phải bán ra là rất nhỏ do các khoản lỗ trên vị thế của họ hiện tại không quá lớn.

Tuy nhiên, hoạt động mua cổ phiếu sử dụng đòn bẩy gần đây gợi nhớ đến sự bùng nổ vào năm 2006 khi giao dịch ký quỹ tăng lên tới 5.5 nghìn tỷ Yên.

“Có những điểm tương đồng. Vào thời điểm đó, đồng yên yếu, giá hàng hóa tăng và lãi suất của BoJ tăng trước khi thị trường rơi vào cuộc khủng hoảng Lehman Brothers. Tôi hy vọng lịch sử sẽ không lặp lại chính xác, nhưng nó có thể lặp lại một phần” theo Tomoichiro Kubota, chuyên gia phân tích thị trường tại Matsui Securities.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?