Giá vàng hôm nay 30.06: Vàng tiếp tục chịu áp lực từ sức mạnh nền kinh tế Mỹ

Giá vàng hôm nay 30.06: Vàng tiếp tục chịu áp lực từ sức mạnh nền kinh tế Mỹ

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

08:59 30/06/2023

Báo cáo GDP chính thức tại Mỹ tăng mạnh hơn rất nhiều so với sơ bộ đã góp phần gây áp lực lên vàng

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 29/6:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 6,635,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 6,675,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 6,621,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 6,675,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Trong phiên 29/6, vàng tiếp tục chịu áp lực từ loạt báo cáo khả quan tại Mỹ. Dữ liệu GDP chính thức ghi nhận nền kinh tế mở rộng 2%, vượt xa mức sơ bộ 1.4% và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng thấp hơn kỳ vọng tương đối nhiều. Loạt báo cáo cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt như Fed muốn và có thể các quan chức sẽ cần tăng lãi suất cao hơn.

Có thời điểm vàng chạm đáy $1,893, tuy nhiên nhiều khả năng do áp lực chốt lời short tại đây đã hỗ trợ vàng bật tăng trở lại, cuối phiên đóng cửa gần như không đổi quanh mức $1,907.4.

Nhìn chung, triển vọng của vàng vẫn tương đối ảm đạm trước nhiều sóng gió về mặt chính sách. Hiện tại vàng đang tiếp tục giao dịch quanh vùng $1,907.

Hoạt động quỹ ETF vàng:

Quỹ SPDR Gold Shares đã bán ra 2.31 tấn vàng trong phiên 29/6, nắm giữ hiện tại của quỹ đã giảm xuống 924.05 tấn vàng.

Ngoại tệ:

USD tăng sau loạt báo cáo khả quan tại Mỹ. EUR hồi phục nhờ sức nóng của báo cáo CPI sơ bộ tháng 5 tại Tây Ban Nha đầu phiên u (+1.9% so với dự báo +1.7%). AUD cũng được hỗ trợ bởi dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 5 mạnh mẽ (+0.7% so với dự báo +0.1%). Chốt phiên, USD tăng trên diện rộng, ngoại trừ với AUD và CAD. JPY tiếp tục thiết lập mức thấp mới trong năm khi USDJPY liên tục tiến về mốc 145 trong hai tuần trở lại đây.

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 19%, đạt mức 123 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2050, với Ấn Độ và châu Phi là những khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng. Dự báo này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trước khi bắt đầu suy giảm.
Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt chỗ tại các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với đầu năm nay khi quốc gia này kết thúc mùa đông với lượng dự trữ ở mức thấp nhất trong ba năm và cấu trúc thị trường bất thường khiến việc bổ sung trở nên không có lợi nhuận.
Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

OPEC+ một lần nữa khiến thị trường dầu mỏ bất ngờ khi công bố mức tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với dự đoán cho tháng Tám. Thay vì mức tăng 411,000 thùng mỗi ngày (bpd) như giới phân tích kỳ vọng, liên minh gồm tám thành viên OPEC+ do Ả Rập Saudi và Nga dẫn đầu đã quyết định bổ sung 548,000 bpd vào tổng sản lượng trong tháng tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ