Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 13 năm do nguồn cung toàn cầu bị sụt giảm

Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 13 năm do nguồn cung toàn cầu bị sụt giảm

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

09:44 18/04/2022

Giá khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ tăng lên mức cao nhất trong hơn 13 năm khi nhu cầu mạnh mẽ vượt qua khả năng mở rộng nguồn cung của các thợ khoan Hoa Kỳ.

Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 13 năm do xuất khẩu tăng và nguồn cung toàn cầu sụt giảm
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 13 năm do xuất khẩu tăng và nguồn cung toàn cầu sụt giảm

Hợp đồng tương lai giá khí đốt đã tăng lên $7.555 cho mỗi 1 triệu đơn vị nhiệt của Anh (BTUs) trong phiên giao dịch châu Á, vượt qua đỉnh của đợt “short-squeeze” tháng Giêng và gần tăng gấp đôi kể từ đầu năm.

Một cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu đang diễn ra trên khắp các thị trường khi các nhà cung cấp không thể đối phó với nhu cầu tiêu thụ gia tăng sau đại dịch, càng trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc chiến ở Ukraine. Trong khi giá khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá ở châu Âu và châu Á nhờ vào nhiều mỏ đá phiến trong năm ngoái, mức chênh lệch đó đang giảm dần.

Dự phòng tồn kho của Hoa Kỳ được lưu giữ trong các hang động và tầng chứa nước ngầm đang ở dưới mức bình thường cho thời điểm này trong năm và sản lượng đang đi ngang. Trong khi đó, Mỹ đang xuất khẩu tất cả khí tự nhiên hóa lỏng có thể để giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga.

Nhiệt độ dưới mức bình thường được dự báo trên các khu vực phía bắc Hoa Kỳ từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia. Điều đó có thể làm tăng nhu cầu đối với nhiên liệu sưởi ấm và nhiên liệu cho nhà máy điện.

Tình trạng thiếu than ở Hoa Kỳ cũng đã giúp thúc đẩy giá khí đốt tăng, hạn chế khả năng chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy phát điện khi nhu cầu và giá cả tăng lên.

Hợp đồng tương lai tháng sau tăng 3.5% lên $7.555/triệu BTUs trên sàn New York Mercantile Exchange.

Cơ quan quản lý thông tin năng lượng cho biết trữ lượng tồn kho trong các hang muối và các tầng chứa nước đã tăng 15 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào ngày 8 tháng 4, chưa bằng một nửa mức tăng trung bình trong giai đoạn 5 năm qua. Các kho dự trữ vẫn thấp hơn gần 18% so với mức bình thường.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

OPEC dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến năm 2050 - IEA nhận định nguồn cầu đạt đỉnh năm 2030

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 19%, đạt mức 123 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2050, với Ấn Độ và châu Phi là những khu vực đóng góp chính cho tăng trưởng. Dự báo này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 trước khi bắt đầu suy giảm.
Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Đức đạt được cột mốc lưu trữ khí đốt sau khi giá giảm mạnh

Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt chỗ tại các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với đầu năm nay khi quốc gia này kết thúc mùa đông với lượng dự trữ ở mức thấp nhất trong ba năm và cấu trúc thị trường bất thường khiến việc bổ sung trở nên không có lợi nhuận.
Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

Tại sao OPEC+ lại mạnh tay gia tăng sản lượng và chơi chiến lược cứng rắn

OPEC+ một lần nữa khiến thị trường dầu mỏ bất ngờ khi công bố mức tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với dự đoán cho tháng Tám. Thay vì mức tăng 411,000 thùng mỗi ngày (bpd) như giới phân tích kỳ vọng, liên minh gồm tám thành viên OPEC+ do Ả Rập Saudi và Nga dẫn đầu đã quyết định bổ sung 548,000 bpd vào tổng sản lượng trong tháng tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ