ECB chỉ cần can thiệp bằng lời cũng đủ để kiếm chế đà tăng lợi suất

ECB chỉ cần can thiệp bằng lời cũng đủ để kiếm chế đà tăng lợi suất

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

17:41 23/02/2021

"ECB đang theo dõi chặt chẽ lợi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn dài" - tuyên bố đó đủ để giảm thiểu tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu trong thời điểm hiện tại.

Hãy xem nó như một loại DEFCON-5 (tình trạng báo động ít nghiêm trọng nhất của quân đội Mỹ), theo kiểu Nhật, thông qua can thiệp bằng lời nói. Rõ ràng là ECB không thoải mái với mức tăng lợi suất của tuần trước, ít nhất là với tốc độ hiện nay. Như chúng ta đã biết, reflation trade được thúc đẩy bởi kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế, chưa được phản ánh vào dữ liệu khu vực đồng euro. Xu hướng này được cho là dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, tuy nhiên, bạn không muốn các thị trường phản ánh xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính mà không có tăng trưởng kinh tế thực sự.

Tuy nhiên (và đây là điều quan trọng), ECB không nhận thấy can thiệp quá mức là điều hợp lý. Chương trình mua tài sản PEPP của tuần trước nhìn chung tương đồng với báo cáo trước đó 17.2 tỷ EUR. Dữ liệu chỉ thực sự ghi lại các giao dịch mua cho đến thứ Tư tuần trước (được ghi nhận trên cơ sở các giao dịch đã settle), do đó, bản cập nhật tiếp theo có thể phản ánh tốt hơn mức tăng mạnh của lợi suất thực vào cuối tuần trước.

Còn rất nhiều việc khác ECB có thể làm và hỏa lực sẽ được sử dụng nếu cần thiết. Chương trình PEPP còn lại rất nhiều dư địa: tính đến ngày 19 tháng 2, “mới chỉ” xấp xỉ 46% (854.6 tỷ EUR) của gói trị giá 1.85 nghìn tỷ EUR đã được sử dụng. Vào thời điểm hiện tại, nhiều khả năng các thị trường sẽ được củng cố bằng lời nói với các bài phát biểu dự kiến ​​từ các thành viên ECB - Lane, de Guindos và Schnabel sẽ diễn ra trong tuần này. Họ có thể sẽ lặp lại những lời của bà Lagarde, nhẹ nhàng nhắc nhở các thị trường rằng có một bàn tay vững chắc ở phía sau hậu trường, sẵn sàng “chơi lớn” nếu xảy ra tình trạng tài chính thắt chặt và thị trường trái phiếu biến động.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.