Dữ liệu tín dụng và nhà ở cho thấy tăng trưởng Trung Quốc một lần nữa mất đà

Dữ liệu tín dụng và nhà ở cho thấy tăng trưởng Trung Quốc một lần nữa mất đà

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

20:22 14/11/2023

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng thống Joe Biden trong tuần này, ông sẽ có tương đối ít thứ để nói về nền kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế, dữ liệu tín dụng và nhà ở mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lại một lần nữa suy yếu.

Dữ liệu ngày 13/11 cho thấy tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc vẫn ổn định trong tháng 10, nhờ doanh số bán trái phiếu chính phủ tăng vọt. Tuy vậy, dòng vốn vẫn chưa đạt tới ngưỡng được dự báo. Những con số cho thấy nếu chính phủ không đẩy mạnh vay nợ, tăng trưởng tín dụng có lẽ đã không được ghi nhận.

Ngoài ra, M1, thước đo cung tiền bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp, chỉ tăng 1.9% so với cùng kỳ năm trước. Theo Morgan Stanley, tăng trưởng M1 yếu có thể phản ánh tình trạng khó khăn về thanh khoản của các nhà phát triển bất động sản.

Trong quá khứ, thị trường nhà ở, thông qua vay mượn từ các nhà phát triển và người mua nhà, từng là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp nhiều biện pháp nới lỏng khác nhau, tình trạng sụt giảm nhà đất vẫn ngày càng trầm trọng.

Theo chuyên gia kinh tế Lu Ting của Nomura, kể từ đầu tháng 11, doanh số bán nhà mới trung bình ở 21 thành phố lớn đã giảm 44% so với con số trước đại dịch năm 2019, lớn hơn cả mức giảm 31% trong tháng 10. Điều đó tương tự với tốc độ suy thoái vào tháng 7, trước khi Bắc Kinh bắt đầu áp dụng một loạt biện pháp nới lỏng mới nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản.

Thị trường nhà ở không phải là nơi duy nhất vắng bóng người tiêu dùng. Trong ngày siêu giảm giá hàng năm 11/11, tổng giá trị hàng hóa (GMV) được bán qua các nền tảng thương mại điện tử chỉ tăng 2% so với cùng sự kiện mua sắm năm ngoái, theo Nomura, trích dẫn dữ liệu từ công ty nghiên cứu Syntun. Điều đó đánh dấu sự suy giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 14% vào năm 2022.

Cho đến khi thị trường nhà đất ổn định và niềm tin của người tiêu dùng phục hồi, Bắc Kinh cần phải làm nhiều hơn nữa để vực dậy nền kinh tế.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần hé lộ những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng sự bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ