Đơn đặt hàng nhà máy Đức giảm mạnh trong tháng 7

Đơn đặt hàng nhà máy Đức giảm mạnh trong tháng 7

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

14:37 06/09/2023

Đơn hàng nhà máy Đức giảm mạnh trong tháng 7, cho thấy tình trạng khó khăn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiếp tục kéo dài sang quý 3.

Số đơn đặt hàng nhà máy giảm 11.7% so với tháng 6, tệ hơn nhiều so với mức giảm 4.3% mà các nhà kinh tế dự báo trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Sự sụt giảm đó đến từ các đơn hàng lớn, bỏ qua chỉ số này,đơn đặt hàng sẽ tăng 0.3%.

Đây là tháng đơn đặt hàng giảm sau 3 tháng tăng liên tiếp.

Sau khi trải qua cuộc suy thoái do cuộc chiến của Nga và Ukraine, sản lượng công nghiệp của Đức không thể tăng trưởng trong quý hai và có thể cũng sẽ chững lại trong quý ba.

Ba tháng cuối năm 2023 cũng chỉ giúp Đức đem lại mức tăng trưởng 0.1%, chính vì vậy nhiều người tin rằng hình ảnh “con bệnh của Châu Âu” được gán cho Đức sau khi thống nhất vào năm 1990 đã quay trở lại.

Ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự thiếu hụt nhu cầu ở Trung Quốc khiến cho nền kinh tế số 2 thế giới đang mất đà.

Dữ liệu sản xuất của Đức sắp được công bố vào thứ Năm cũng có thể cho thấy sự yếu kém đang diễn ra. Các nhà kinh tế dự báo tháng giảm thứ ba liên tiếp.

Khi được hỏi về biệt danh “con bệnh”, chủ tịch ngân hàng trung ương Đức Joachim Nagel thừa nhận rằng tình hình hiện tại không khả quan.

Ông nói với tờ Handelsblatt trong một cuộc phỏng vấn: “Đúng là chúng ta đã rơi vào một cuộc suy thoái kỹ thuật trong nửa mùa đông và sự phát triển kinh tế kể từ đó không được khả quan. Nhưng chúng tôi hy vọng bức tranh đó sẽ tươi sáng trở lại."

Ông chỉ ra sức mạnh của thị trường lao động và nói rằng nó đang ở trạng thái tốt hơn nhiều so với những năm 1990. Nên việc so sánh với thời kỳ đó là chưa hợp lý.

“Đức không phải là con bệnh của châu Âu’’, ông nói. “Tôi nghĩ đó là một chẩn đoán sai” và “chúng ta nên tự tin hơn”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc ổn định vào cuối tháng 4 bất chấp thuế quan của Mỹ

Dòng chảy thương mại của Trung Quốc tăng vào cuối tháng 4, cho thấy thiệt hại từ thuế quan của Mỹ vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong các lô hàng thực tế, mặc dù cuộc chiến thương mại được dự đoán rộng rãi cuối cùng sẽ làm chậm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ả Rập Xê Út thống trị nguồn cung dầu, nhưng nguồn cầu có thể là điểm yếu chí mạng của họ

Ả Rập Xê Út đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng bước vào một cuộc chiến giá dầu đầy đau đớn để khẳng định sự thống trị của mình đối với các nhà sản xuất dầu khác, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu xấu đi có nghĩa là chiến lược quen thuộc của vương quốc này có thể kém hiệu quả hơn.
Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chi tiêu dịp lễ ở Trung Quốc tăng nhẹ nhưng chiến tranh thương mại vẫn đang đè nặng lên ngành dịch vụ

Chi tiêu của du khách Trung Quốc đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1/5, đạt 180.27 tỷ nhân dân tệ (24.92 tỷ USD), nhưng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, trong khi hoạt động dịch vụ của nước này trong tháng 4 mở rộng với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ