Đọc vị BoJ: Các quan chức sẽ nói gì trước khả năng can thiệp tiền tệ?

Đọc vị BoJ: Các quan chức sẽ nói gì trước khả năng can thiệp tiền tệ?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:16 22/06/2023

Việc đồng Yên chạm đáy 7 tháng so với USD và 15 năm so với EUR đã khiến nhiều quan chức Nhật Bản mạnh miệng hơn về tỷ giá hối đoán trước tình hình phải can thiệp trở lại để hỗ trợ nội tệ.

Nhật Bản đã chi khoảng 62 tỷ USD để can thiệp hỗ trợ đồng Yên năm ngoái, nhưng các bình luận của các quan chức cấp cao hiện chưa gợi ý nhiều về việc hành động.
Vào cuối tháng 5, các quan chức Ngân hàng trung ương Nhật Bản, Bộ Tài chính và Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản đã triệu tập để thảo luận về vấn đề tiền tệ; một cuộc họp bất thường thường là biểu hiện sớm của việc lo ngại gia tăng.

Kể từ đó, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki và quan chức tiền tệ cấp cao Masato Kanda đã nói rằng đồng tiền phải phản ánh đúng thực trạng kinh tế và cảnh báo rằng họ sẽ có những biện pháp thích hợp nếu cần; đây là những cảnh báo nhưng chưa đưa ra dấu hiệu về việc có hành động không.

Tuy nhiên, với phân kỳ chính sách sâu sắc giữa BoJ và Fed, JPY có thể tiếp tục mất giá, khiến giới đầu tư chịu rủi ro trước "hành động quyết liệt" từ chức trách Nhật Bản. Quyết định của các ngân hàng trung ương tuần trước đã đồng Yên suy yếu thêm, và USDJPY hiện đang giao dịch quanh mức 141.7, với Chủ tịch Fed Jerome Powell đánh tiếng thêm về khả năng tăng lãi suất thêm hai lần nữa của Mỹ.

Năm ngoái, Nhật Bản đã can thiệp khi USDJPY chạm mức 146 vào ngày 22/9. Họ tiếp tục mua thêm nội tệ vào ngày 21/10 khi cặp tiền chạm mức 152.

Tuy nhiên, vào tuần trước, Mỹ đã loại Nhật Bản khỏi danh sách các đối tác thương mại cần theo dõi chặt chẽ về hành vi tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô (tức nhóm thao túng tiền tệ).

Bộ Tài chính coi việc Tokyo can thiệp thị trường trong năm 2022 chưa đạt tới điều kiện 2% tổng GDP để coi là can thiệp đơn phương liên tục. Điều đó không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ cho phép Nhật Bản tiếp tục tham gia vào thị trường, nhưng cho thấy họ đặt ra những giới hạn.

Đây là hướng dẫn hiểu được giọng điệu của các quan chức trước khả năng can thiệp:

Khi thị trường chưa biến động mạnh:

Các quan chức sẽ không bình luận.

Khi thị trường biến động kéo dài:

  • Tỷ giá hối đoái ổn định là điều quan trọng
  • Muốn có tỷ giá phản ánh phân tích cơ bản của kinh tế Nhật Bản
  • Tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của thị trường FX lên nền kinh tế

Khi đang theo dõi sát hơn:

  • Đang theo dõi tiến triển thị trường FX
  • Đang theo dõi rất cẩn thận tiến triển trên thị trường FX
  • Đang theo dõi tỷ giá rất chặt chẽ

Khi lo ngại bắt đầu tăng:

  • Biến động mạnh/bất thường/đột ngột không phải là điều mong muốn
  • Thị trường FX không phản ánh đúng phân tích cơ bản không phải là điều mong muốn
  • Sẽ giám sát thị trường một cách thận trọng
  • Tỷ giá hối đoái biến động quá mạnh ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế

Khi lo ngại chuyển thành khó chịu:

  • Tỷ giá hối đoái đang không phản ánh phân tích cơ bản
  • Đồng Yên đang suy yếu nhanh chóng
  • Biến động của đồng Yên đang quá một chiều

Khi đã đến lúc cần cảnh báo:

  • Sẽ không khoan dung với hoạt động đầu cơ
  • Sẽ hành động nếu cần
  • Các từ “rõ là”, “khá là”, “rất là” được sử dụng để miêu ta biến động tỷ giá

Khi có khả năng can thiệp:

  • Sẽ không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào để chống lại biến động quá mạnh
  • Sẵn sàng hành động mạnh tay để chống lại biến động quá mạnh/hoạt động đầu cơ
  • Sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào
  • Chúng tôi đã sẵn sàng
  • Có thể can thiệp ngầm

Vào tháng 9 năm ngoái, chính phủ đã can thiệp vào thị trường hai tuần sau khi quan chức tài chính cấp cao Kanda nói rằng ông không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào. Ngân hàng trung ương Nhật Bản, thay mặt cho bộ Tài chính, đã tiến hành rà soát tỷ giá, một cảnh báo ở mức độ cao khác cho các nhà giao dịch, một tuần trước khi hành động.

Vào tháng 10, ông Kanda nói rằng sẵn sàng hành mạnh tay một tuần trước khi can thiệp. Trong cả hai lần, USDJPY đã biến động tới 200 pip.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Friedrich Merz chuẩn bị đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Đức

Friedrich Merz sắp đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Đức, hiện thực hóa khát vọng cả đời trong bối cảnh biến động sâu sắc về kinh tế và địa chính trị đối với nền kinh tế dẫn đầu châu Âu. Chính trị gia 69 tuổi thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Hai và thiết lập liên minh chiến lược với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) để hình thành chính phủ đa số, sẽ trở thành vị Thủ tướng thứ 10 của Đức thời hậu chiến sau cuộc bỏ phiếu quyết định tại Quốc hội Liên bang (Bundestag) vào thứ Ba.
Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần hé lộ những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng sự bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ